Hỏi đáp

Tại Sao Cần Tăng Cường Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Bạn đang quan tâm đến Tại Sao Cần Tăng Cường Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Giai Đoạn Hiện Nay phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại Sao Cần Tăng Cường Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Giai Đoạn Hiện Nay tại đây.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước

*

In Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế, về cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020. Từ đó xác định, cải cách hành chính (CCHC) là một trong ba khâu đột phá(1) để phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Bạn đang xem: Tại sao cần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay

*

TS. Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Bộ Nội vụ

Những thành tựu nổi bật trong thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020

Kết quả phát triển kinh tế – xã hội 10 năm qua cho thấy, những đóng góp quan trọng của CCHC tới những giá trị của đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ, của quá trình sáng tạo, phát triển bền vững là rất to lớn. Năm 2019, Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đạt 61,5/100 điểm, xếp vị trí 67 trên tổng số 141 quốc gia và nền kinh tế (tăng 3,5 điểm và tăng 10 bậc so với năm 2018, mức tăng cao nhất trên thế giới). Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam từng bước được cải thiện, tính đến năm 2020, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vị trí thứ 42 trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu, giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập. Về Chỉ số Chính phủ điện tử, năm 2020 Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, tăng hai bậc so với năm 2018 và đã duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay. Điều này đã cho thấy những nỗ lực và kết quả đạt được của CCHC trên từng nội dung có tác động trực tiếp tới xây dựng, hoàn thiện nền hành chính nhà nước, góp phần đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững, thể hiện qua một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất, thể chế của nền hành chính được cải cách và dần được hoàn thiện cơ bản phù hợp với chủ trương của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường và các thể chế quan trọng trên các lĩnh vực đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, như: kinh tế; dân sự; sở hữu; quyền tự do kinh doanh; nông nghiệp nông thôn; tài nguyên môi trường(2); tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức(3); khoa học và công nghệ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân tiếp tục được quan tâm xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện trong thực tế, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, việc ghi nhận, đề cao các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong các bộ luật, đạo luật về các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được tăng cường và củng cố mạnh mẽ nhất từ trước tới nay(4) và cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cải cách thể chế đã thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, giảm thiểu cơ chế “xin – cho”… trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Qua quá trình triển khai, bước đầu đã thể hiện rõ những ý nghĩa then chốt, ưu tiên chỉ đạo của Chính phủ để tập trung nguồn lực thực hiện. Nhiều “điểm nghẽn” về thể chế đã được phát hiện, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế theo phương châm kiến tạo, phát triển.

XEM THÊM:  Hệ đầy đủ các biến cố là gì

Thứ hai, sự bứt phá về cải cách thủ tục hành chính và triển khai xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính nhà nước thông qua điện tử hóa, giảm mạnh giấy tờ, cắt giảm chế độ báo cáo; cắt giảm mạnh chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ… Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc kiểm soát, ban hành mới, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; mở rộng hình thức, phạm vi công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính và các thông tin quản lý nhà nước, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh.

Thứ tư, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới; đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng được đổi mới, phân công, phân cấp rõ ràng hơn; cải cách tiền lương đã được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Các quy định về đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức; về tuyển dụng, thi nâng ngạch, thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý được nghiên cứu, áp dụng những phương pháp mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ năm, cải cách tài chính công đã đạt được kết quả tích cực; công tác quản lý tài chính, ngân sách có nhiều chuyển biến rõ nét; việc giám sát chi tiêu bằng quy chế chi tiêu nội bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kiểm soát tài chính, từng bước tăng tính minh bạch trong thực hiện ngân sách. Kết quả triển khai các cơ chế tự chủ đã tiếp tục khẳng định sự phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.

Một số hạn chế cần khắc phục

Nền hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các hoạt động, nhưng tốc độ cải cách còn chậm, chưa đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và mục tiêu đề ra. Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian vừa qua, một trong những hạn chế nằm ở chính bộ máy hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, đây là những rào cản đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo CCHC của một số cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt, việc quán triệt, tuyên truyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, bố trí nguồn lực cho CCHC còn hạn chế.

Thứ hai, chưa có sự đồng bộ trong CCHC với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp. Thể chế, pháp luật vẫn chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hóa đời sống xã hội trong điều kiện mới. Công cuộc cải cách luôn “đụng chạm” đến lợi ích của không ít cá nhân và lợi ích nhóm, lợi ích ngành khiến cho việc thực hiện luôn gặp khó khăn, cản trở.

Thứ ba, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, đặc biệt là các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng… Số lượng các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông còn ít. Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường kinh doanh. Điều kiện kinh doanh chậm được cắt giảm, có những thủ tục hành chính được cắt giảm nhưng lại phát sinh những thủ tục hành chính mới ở các nội dung khác. Cắt giảm thủ tục hành chính ở những lĩnh vực mà người dân, doanh nghiệp ít cần được giải quyết. Tính liên thông trong cải cách thủ tục hành chính chưa cao.

Thứ tư, việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa thật sự thống nhất, thông suốt.

Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều, thậm chí còn yếu, nhất là năng lực phát hiện vấn đề, tham mưu và đề xuất các biện pháp giải quyết; một số cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và người dân chưa làm hết trách nhiệm, có lúc, có nơi còn có những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.

XEM THÊM:  Mức độ tập trung của ngành là gì

Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế. Cơ sở dữ liệu tại các cơ quan hành chính hiện nay có rất nhiều nhưng để trích xuất, chia sẻ thông tin còn gặp nhiều vướng mắc.

Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính nhà nước góp phần đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước

Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra nhiều điểm mới quan trọng để định hướng phát triển đất nước. Văn kiện nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp với thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng, nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại; phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh, phát triển kinh tế số.

Vì vậy, để công tác CCHC đạt hiệu quả, thực sự là đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Hai là, nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành và là nhiệm vụ chính trị cần phải triển khai thực hiện tại các cấp, các ngành. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực và sự đồng thuận trong thực hiện công cuộc CCHC gắn với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước giai đoạn 2021 – 2030.

Đổi mới sáng tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải đi tiên phong, nêu gương sáng, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì sự nghiệp chung; đội ngũ trí thức, doanh nhân đóng vai trò nòng cốt trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; động viên, phát huy vai trò chủ thể và sức sáng tạo vĩ đại của Nhân dân; qua đó, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Bốn là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước. Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để có thể hội nhập với các nền hành chính hiện đại trong khu vực và quốc tế.

Hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế. Mặt khác, tận dụng tối đa, hiệu quả những tri thức mới, công nghệ mới, kích thích mọi công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế – xã hội cùng tham gia khởi nghiệp, làm giàu chính đáng và đóng góp cho sự thịnh vượng chung của đất nước.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bãi bỏ các thủ tục hành chính đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

XEM THÊM:  Nhu cầu là gì? Phân biệt nhu cầu, mong muốn và cầu thị trường

Các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi. Tạo thuận lợi trong tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, tập trung vào phát triển tiếp cận vốn và thị trường tài chính, lao động và thị trường lao động, khoa học, công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, hợp tác và kết nối thị trường giữa các ngành kinh tế, chủ thể kinh tế, không gian kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

Sáu là, tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.

Tám là, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC của các cơ quan, đơn vị. Sử dụng hiệu quả Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) trong theo dõi, đánh giá. Triển khai việc khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm mục tiêu phục vụ của các cơ quan. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, tạo sự đồng thuận của người dân, xã hội đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC.

Chín là, tiếp tục nghiên cứu, tham khảo các kết quả đánh giá được công bố của các tổ chức quốc tế và trong nước đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong tương quan so sánh khu vực và toàn cầu. Từ đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp cho từng năm, từng giai đoạn nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia./.

————————————–

Ghi chú:

(1) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XI của Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 là: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; 3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

(2) Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Đất đai năm 2013; Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Nhà ở; Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 và 2019; Luật Điện lực; Luật Hóa chất; Luật Dầu khí, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2020…

(3) Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.

Xem thêm: Tại Sao Có Mạng Mà Không Vào Được Web ? Ứng Dụng Google Không Hiện Kết Quả Tìm Kiếm

(4) Tính từ năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2019, Quốc hội đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Trong số đó có những đạo luật cơ bản, quan trọng như Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Thi hành án hình sự năm 2019…/.

Vậy là đến đây bài viết về Tại Sao Cần Tăng Cường Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Giai Đoạn Hiện Nay đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button