Hỏi đáp

TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI AUDIO

Bạn đang quan tâm đến TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI AUDIO phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI AUDIO tại đây.

*

Trang chủTiêu điểmHọcSốngTết Việt trên đất MỹCuộc thi Hành trình Nước MỹVòng Tay Nước MỹVietChallengeAVSPUS Symposium

*

*

Tác giả Daron Acemoglu, Giáo sư ngành kinh tế, đại học MIT và James Robinson, Giáo sư ngành kinh tế và chính trị, ĐH Harvard.

Bạn đang xem: Tại sao các quốc gia thất bại audio

Cuốn sách này xuất bản năm 2012 và đã có bản dịch ở Việt Nam.

Trong bài này mình chỉ nêu ra 2 điểm chính rút ra từ cuốn sách. Đây là hai điểm mình cho là quan trọng nhất.

Câu trả lời cho câu hỏi Tại sao các quốc gia thất bại hay cụ thể hơn: Tại sao có nước giàu, có nước cố mãi mà vẫn nghèo (như Việt Nam chúng ta chẳng hạn).

Giàu hay nghèo không do vị trí địa lý, không do văn hóa, cũng không phải do chúng ta không biết giúp các nước nghèo trở nên giàu có hơn. Câu trả lời, theo tác giả, là do thể chế, mà cụ thể ở đây là thể chế chính trị. Về cơ bản ,thể chế chính trị sẽ quyết định thể chế kinh tế, và thế chế kinh tế quyết định con đường mà đất nước đó sẽ đi – giàu hơn hay nghèo đi.

Và có hai loại thể chế kinh tế.

Inclusion economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính dung nạp). Ví dụ điển hình là Mỹ và Hàn Quốc. Kiểu thể chế kinh tế này khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực được chia sẻ rộng rãi. Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị, và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ.

XEM THÊM:  Sự thỏa mãn của khách hàng là gì

Extractive economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính bòn rút): Trái ngược với thể chế có tính dung nạp, thể chế có tính bòn rút (extractive) tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Điển hình là Bắc Triều Tiên, hay Congo. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước. Điều đáng lưu ý là kiểu thể chế kinh tế có tính bòn rút này thường đi cùng với thể chế chính trị cũng thuộc tính tương tự. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi. Ai mà chẳng muốn bảo vệ lợi ích của mình ,nhất lại là khi lợi ích đó rất rất lớn.

Thực tế cũng cho thấy nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (the World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bơm tiền vào với hi vọng thay đổi thế chế chính trị của một quốc gia, cơ bản là thất bại. Vì những người có quyền lực họ biết sẽ dùng số tiền đó làm gì có lợi cho họ, hơn là cho sự phát triển chung của đất nước.

XEM THÊM:  TẠI SAO NHÂN DÂN HĂNG HÁI THAM GIA KHỞI NGHĨA TÂY SƠN NGAY TỪ ĐẦU

Tóm lại, Daron và Robinson kết luận một quốc gia không thể giàu mạnh lên được là vì thể chế chính trị của nó có tính bòn rút tài nguyên, tập trung quyền lực vào một số ít người, thay vì phân tán quyền lực đó cho đại đa số người dân.

Vậy làm thế nào để thay đổi một thể chế kinh tế-chính trị theo hướng tích cực

Về cơ bản, rất khó để thay đổi một thể chế chính trị từ trạng thái bòn rút sang dung nạp.

Chúng ta thường hay ngồi với nhau và than vãn về “nhân tình thế thái” của đất nước, hết đổ lỗi cho lịch sử, rồi quay ra ước có một anh hùng nào đó bỗng nhiên xuất hiện, thay đổi đất nước mình chỉ qua một đêm.

Cũng có thể nếu chúng ta đủ may mắn thì một ngày nào đó một nhà lãnh đạo xuất chúng như George Washington hay Lý Quang Diệu chẳng hạn, sẽ xuất hiện, nhưng nếu không thì sao?

Daron và Robinson cho rằng không có một công thức chung nào cả. Tuy vậy một trong những điều sẽ giúp thay đổi một thể chế chính trị theo hướng tích cực, dù có thể rất lâu, đó là trao quyền cho người dân (empowerment). Trong thời đại Internet ngày nay thì việc sử dụng các kênh truyền thông như Facebook, Blog, Website…rất hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin kiến thức, giáo dục cho người dân và bày tỏ quan điểm.

Như vậy, thay vì dùng những lời lẽ đao to búa lớn, hay ngồi than vãn, mơ mộng…nếu mỗi người chúng ta bắt đầu bằng một việc nhỏ, đơn giản như dịch một cuốn sách, một bài báo để giúp những người không có khả năng đọc ngoại ngữ như chúng ta có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới, là những việc làm thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Viết blog hay dùng Facebook để chia sẻ thông tin hữu ích là cách mà nhiều người đã sử dụng thành công. Chúng ta cũng có thể học tập cách mà người Mỹ phát triển các tổ chức dân sự (civic organizations) và tạo lập các nhóm công tác xã hội-cộng đồng để giải quyết các nhu cầu thực tiễn của người dân mà chính quyền không thể đáp ứng. Các ý tưởng này chẳng hẳn không có gì là mới với đa số chúng ta.

XEM THÊM:  Tại sao phụ nữ quan hệ không có cảm giác

Lời kết

Cuốn sách dày hơn 500 trang và nội dung đề cập khá nhiều đến các sự kiện lịch sử liên quan tới thay đổi thể chế chính trị-kinh tế diễn ra trên khắp thế giới, từ Anh Mỹ, cho đến Botswana, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nếu bạn nào thích lịch sử kinh tế-chính trị thì chắc sẽ thích cuốn sách này, còn không chắc bạn cũng chỉ lướt được 1/3 để lấy ý chính như mình mà thôi. Vậy bạn xem xét kĩ nếu quyết định mua sách nhé J.

Xem thêm: Cửa Hàng Điện Thoại & Thiết Bị Viễn Thông Truyền Tín Ở Ba Cu, Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa

Hoàng Khánh Hòa

gmail.com

——-

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một du học sinh Mỹ, hiện sống tại tiểu bang Missouri.

Vậy là đến đây bài viết về TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI AUDIO đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button