Blogs

Sử Dụng Chicory Là Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc

Bạn đang quan tâm đến Sử Dụng Chicory Là Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Sử Dụng Chicory Là Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc tại đây.

Chicory, còn được gọi dưới các tên Succory, Blue-sailor hay ragged sailors là một loài cây lưỡng niên có sức chịu đựng khá cao, nguồn gốc tại vùng khí hậu ôn hòa, trong khu vực Bắc Âu, Tây Á (Ấn Độ) và Bắc Phi (Ai Cập) nhưng sau đó đã thích ứng với các điều kiện thổ nhưỡng tại các vùng phía Nam của Bắc Mỹ, từ Florida sang đến California. Chi Cichorium gồm 8-9 loài, tất cả đều gốc từ vùng Eurasia. Chicory đã được trồng tại Ai Cập, tưới bằng những hệ thống thủy lợi xây dựng dọc sông Nile từ thời xa xưa. Người Hy lạp và La Mã đã dùng lá chicory non làm rau, trộn salad nhưng không trồng chicory.Chicory đã theo các nhà thực dân đến đất Mỹ rất sớm để dùng như một thuốc chữa bệnh và sau đó Thomas Jefferson đã trồng, từ 1774, tại Connecticut để làm rau cỏ cho thú vật: do cây khó khô hoàn toàn nên thường được cắt vụn để làm rau cho ngựa, trâu bò, trừu..gà vịt và thỏ. Từ 1785 Thống đốc Massachusetts, James Bowdoin đã trồng chicory để nuôi bò trong trang trại của ông.Truyền thuyết về Hoa đã ghi rằng: Màu xanh lam tuyệt đẹp của hoa Chicory là do từ màu mắt u buồn của một thiếu nữ đã khóc vì chờ mãi mà thuyền của người yêu ra khơi đánh cá mà không trở về.Theo “ngôn ngữ của loài Hoa” thì hoa Chicory biểu tượng cho sự thuần hóa (assimilation). Hoa Chicory giúp tạo dựng một cảm giác an toàn hơn cho chính bản thân do đó bạn sẽ dễ dàng ban phát tình yêu vô vị lợi.Tên khoa học và các tên khác:Cichorium intybus thuộc họ thực vật AsteraceaeCác tên khác: Cải ô-rô; Bồ công anh hoa tím. Succory, Hendibeh, Coffeeweed, Blue Sailors, Wild Endive, Blue Dandelion; Chicorée sauvage, C. Barbe-de capucin (Pháp); Wilde oder bittere Cichorie (Đức); Acicoria amarga o agreste (Tây Ban Nha).Tại Trung Hoa, cây được gọi là Cúc cự = Yu-cù (pinjin)Tên Cichorium được cho là do từ tiếng Ai cập, có lẽ là kehsher. Các tên thông thường như Cichory, Succory đều do từ Cichorium. Intybus được giải thích là do tiếng Arab Hendibeh (tên gọi của cây rau tại Arabia)(Cách gọi tên Chicory tại Âu châu đã gây một số nhầm lẫn. Tên Pháp Chicorée frisée = “Curly Chicory” đã được người Mỹ dùng theo, nên tại một số địa phương ở Hoa Kỳ, rau được gọi là frisée; Loại cải biến Witloof tại Mỹ được gọi là Belgian endive, tại Pháp là endive nhưng tại Anh lại là Chicory!)Đặc tính thực vật:Cây thuộc loại thảo hằng niên hay lưỡng niên, có thể cao đến 2 m, có rễ cứng và dầy dài 10-30 cm. Thân cứng mọc thẳng và ít phân nhánh : nhánh dễ gẫy và rẽ đôi, có lông. Lá dài 10-30 cm, rộng 1-5cm, mọc thành chùm ở gốc; phiến lá sẻ thành nhiều thùy sâu, xoắn lại, mép thùy lá có răng nhọn. Các lá phía trên hình mũi giáo tù, mọc ôm thân. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm 2-3 hoa, cụm hoa chia nhánh. Hoa không cuống, màu xanh lam sáng (rất ít khi màu hồng hay trắng), lớn chừng 3cm, có từ 16-20 cánh. Hoa thụ phấn do ong. Hoa nở mở ra vào sáng sớm và khép cánh lại 5 tiếng đồng hồ sau. Nhà thực vật Linnaeus đã ghi nhận đặc tính này, và trồng cây như một đồng hồ “hoa” thiên nhiên tại Uppsala, Thụy Điển (tại đây hoa mở cánh lúc 5 giờ sáng và khép lại vào lúc 10 giờ). Tuy nhiên vào những ngày nhiều mây, cánh hoa có thể mở trong thời gian lâu hơn. Cây trổ hoa vào các tháng 7-10. Quả là một bế quả.

Đang xem: Chicory là gì

Các nhà trồng rau đã tìm các phương thức cải biến Chicory. Chicory đã bị ‘ép’ (forced) trong các tháng mùa thu và đông để tạo ra các cây cung cấp 2 loại lá có vị bớt đắng để dùng làm rau. Hai dạng được ưa chuộng nhất là Barbe-de-capucin và Witloof (french endive). Lá từ cây non có thể dùng nấu ăn như rau spinach. Lá từ cây già hơn, sau khi ‘blanched= giữ trong tối, tránh ánh sáng, dùng ăn như rau cần tây.

XEM THÊM:  Có Nên Lắp Đặt Combo Internet Và Truyền Hình Cáp Fpt Có Tốt Không
*

Ảnh minh họa của hpcismart.com

Một số loại Chicory để làm rau đáng chú ý:Red Italian Chicory (Chicorée Sauvage à Feuille rouge) : Lá có vết màu đỏ, thường nơi sống lá. Loại rau này rất được ưa chuộng tại Ý và được gọi là Radicchio : trong đó radicchio de Treviso và radicchio di Castelfranco được xem là ngon nhất. Radicchio có màu thay đổi từ màu đồng, đỏ, hồng, có sọc, nhưng nếu cây trồng có đủ ánh sáng thì thường có màu nâu do sự hiện diện của chlorophyll.

Large-rooted Chicory (Chicorée Sauvage à Grosse Racine): Đặc điểm là rễ củ khá lớn, đặc và thẳng có thể dài 30-35 cm, đường kính đến 5 cm. Đây là loài được dùng để chế tạo Càphê-Chicory (Rễ xắt thành phiến mỏng, nướng và nghiến thành bột). Cây được trồng phần lớn tại Đức, Bỉ và Bắc Pháp. Loại Chicory này có 2 nhóm rõ rệt:– Brunswick: lá sẻ thùy sâu, hình dạng như dandelion, mọc lan ngang.– Magdeburg: lá nguyên, thân thẳng, sản lượng cao; rễ dài và dày, có thể nặng đến 500 gram, hình dạng tương tự củ cải đỏ.Witloof hay Large Brussels Chicory (Chicorée à Grosse Racine de Bruxelles). Cây này có thể xem như một giống phụ của Magdeburg. Ưu điểm của cây là lá có bề ngang khá rộng, và cọng khá dài.Broad-leaved Chicory (Chicorée Sauvage Améliorée): Cây có dạng khác hẳn các Chicory thường, được cải biến để cho lá rộng, rất lớn, lượn sóng.

Thành phần hóa học:Hoa chứa cichoriin = 6.7-glucohydroxycoumarin; umbelliferone; scopoletinRễ chứa inulin (có thể đến 8 %) là một polysaccharide; một hợp chất đắng gồm 1 phần protocatechuic aldehyde hợp với 3 phần inulin; các sesquiterpenes lactones như lactucin, lactucopicrin, 8-desoxylactucinLá chứa Chicoric acid (dicaffeoyl tartaric acid); các flavonoids; các tannins loại catechol; glycosides loại guanolid như Chirocoioside B và C, Sonchuside C; Carbohydrates, các sterols chưa bão hòa; các triterpenoids; các sesquiterpene lactone và tartaric acid.Rễ chicory chứa nhiều hợp chất thơm trích được bằng cách chưng cất bằng hơi nước: Mùi thơm đặc thù của chicory là do một acetophenone. Khi rang , inulin được chuyển thành oxymethylfurfuran, một hợp chất có mùi hương thơm như cà phê. Fructan: fructan 6G-fructosyltransferase (6G-FFT) đã được xác định như một enzym quan trọng trong tiến trình tạo ra inulin. Chicory còn là nguồn nguyên liệu để chế tạo một chất chuyển đổi vị : maltol (3-hydroxyl-2-methyl4-pyrone) có thể làm tăng vị ngọt của đường lên từ 30 đến 300 lần khi dùng trong nấu nướng, làm bánh.

Thành phần dinh dưỡng – 100 gram phần ăn được chứa: Lá tươi / Rễ– Calories 23 / 73– Chất đạm 1.70 g / 1.40 g– Chất béo 0.30 g / 0.20 g– Chất sơ 0.80 g / 1.95 g– Calcium 100 mg / 41 mg– Sắt 0.90 mg / 0.80 mg– Magnesium 30 mg / 22 mg– Phosphorus 47 mg / 61 mg– Potassium 420 mg / 290 mg– Sodium 45 mg / 50 mg– Beta-Carotene (A) 4000 IU /6 IU– Thiamine (B1) 0.060 mg / 0.040 mg– Riboflavine (B2) 0.100 mg / 0.030 mg– Niacin (B3) 0.500 mg / 0.400 mg– Ascorbic Acid (C) 24.0 mg / 5.0 mg

Các nghiên cứu dược học về Chicory:1- Đặc tính sinh dược học:Các oligosaccharides có sẵn trong chicory được xem là những chất ‘probiotics’ (trợ sinh) khi vào đến ruột già sẽ trỡ thành những chất giúp sự lên men cho các vi sinh vật trong ruột: Việc bảo trì môi trường và quân bình của hệ vi khuẩn trong ruột rất quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Các oligosaccharides này do ở cấu trúc của các nối trong phân tử có khả năng chống lại càc phản ứng thủy phân gây ra bởi các men (enzym) trong nước bọt và trong ruột; khi trong ruột các saccharides sẽ lên men do tác động của các vi khuẩn kỵ khí. Oligosaccharides không tiêu hóa có tác động rõ rệt nhất trong việc kích thích (một cách chọn lựa) sự hoạt động của các vi sinh bifidobacteria, làm giảm sự tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh (Nutrition review Số 54-1996; Journal of Nutrition Số 128-1998). Các nghiên cứu nơi chuột cho thấy inulin trích từ chicory rất hữu hiệu trong việc gây lên men propionic và cải thiện nồng độ calcium trong ruột già (Journal of Nutrition Số 12-1991)

XEM THÊM:  Extended Family Là Gì - Từ Vựng Chỉ Quan Hệ Gia Đình Trong Tiếng Anh

Inulin loại fructans trong Chicory có thể có năng lực giúp cải thiện một số các tình trạng bệnh như táo bón, tiêu chẩy do nhiễm trùng, ung thư, bệnh tim-mạch, tiểu đường. (Annual Review of Nutrition Số 18-1998)

2- Chicory và bệnh tiểu đường:Nơi chuột cho dùng dịch chiết từ chicory có sự giảm hấp thu glucose trong ruột (Journal of Nutrition Số 126-1996)Nghiên cứu tại ĐH Singapore, dùng một dịch chiết từ Cichorium intybus bằng ethanol (CIE) đang được sử dụng rất phổ biến tại Ấn độ để trị tiểu đường, thử nghiệm nơi chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin. Kết quả ghi nhận với liều 125 mg/kg/ ngày trong 14 ngày làm giảm glucose trong máu được 20%, triglycerides được 91%. Hoạt động của hepatic glucose-6-phosphatase giảm hạ rỏ rệt đưa đến sự giảm sản xuất glucose nơi gan và do đó giảm glucose trong máu (Journal of Ethnopharmacology Số 111-2007)

3- Chicory và ung thư:Các fructans loại oligofructose và inulin trong Chicory cũng được ghi nhận là có hoạt tính ức chế được các tiến trình tạo ung thư ruột thử nghiệm nơi chuột (Carcinogenesis Số 18-1997). Một nghiên cứu đã cho thấy một số hiệu ứng đối kháng (in vitro) của dịch chiết từ chicory tươi chống lại các sự tạo đột biến gen (Food Chemistry & Toxicology Số 35-1997) . Hoạt động chống đột biến gen của Chicory không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.

Xem thêm: Bitkingdom Là Gì? Dom Lừa Đảo Như Thế Nào? Bitkingdom Là Gì?

4- Tác dụng bảo vệ Gan:Dịch chiết từ rễ Chicory có khả năng bảo vệ gan, chống lại các hư hại gây ra bởi carbon tetrachloride (Journal of Ethnopharmacology số 63-1998). Một nghiên cứu thực hiện tại Khoa Dược ĐH Jamia Hamdard, New Delhi Ấn độ cũng đã xác định được khả năng bảo vệ gan của các dịch chiết từ chicory bằng alcohol và phenol: phần trích bằng methanol có hoạt tính mạnh nhất có thể so sánh với Silymarin, đồng thời còn có thêm tác động giúp bình thường hóa trở lại những tế bào gan đã bị hư hại (Journal of Ethnopharmacology Số 87-2003)

5- Tác động trên Hệ Tim-Mạch:Các thí nghiệm trên tim cô lập của cóc ghi nhận dịch chiết từ chicory làm giảm nhịp tim theo kiểu của quinidine. Tuy tác động này thay đổi tùy theo chế phẩm sử dụng, chưa đồng nhất, nhưng có thể xác định là hoạt tính sinh học xẩy ra trước và sau khi hệ thống hạch bị chặn và cho chịu tác động của atropin. Tác động này cũng gia tăng sau khi đun nóng chế phẩm. Các nghiên cứu này cho thấy Chicory có thể hữu hiệu để trị các bệnh tim như tim đập chậm, đập không đều và rung cơ tim (Planta Med ica Số 24-1973)

6- Hoạt tính làm giảm đau:Các lactones loại sesquiterpene như lactucin và chất chuyển hóa lactu copicrin ở các liều 15 và 30 mg/kg có hoạt tính chống đau tương đương với ibuprofen (liều tiêu chuẩn30 mg/kg), khi thử trên chuột trong thử nghiệm dùng dĩa hơ nóng. (Journal of Ethnopharmacology số 107-2006)

7- Tính chất kháng sinh và kháng nấm:Nghiên cứu tại ĐH Khoa Học Serbia và Montenegro về tác động kháng sinh của các dịch chiết từ Chicory bằng nước, ethanol và ethyl acetate ghi nhận phần trích bằng ethyl acetate hoạt động mạnh nhất : ức chế được các vi khuẩn Agrobacterium radiobacter sp. tumefaciens, Erwinia carotova, Pseudomonas fluorescens và P. aeruginosa (Fitoterapia Số 7-2004). Nghiên cứu khác tại ĐH Ferrara (Italia) ghi nhận dịch chiết từ Rễ Chicory có khả năng ức chế sự tăng trưởng cũa một số nấm gây bệnh trên thực vật (phytopathogens) và cả trên nấm Trichophyton tonsu rans var. sulfareum (gây bệnh ngoài da nơi người) . Hoạt tính này được xác định là do ở các lactone loại sesquiterpene : 8-deoxylactucin và 11, beta, 13-dihydrolactucin (Mycopathologia Số 160-2005)

Chủ trị và cách dùng theo Kommission E (Đức)Dược liệu, theo Kommission E (Đức) là lá và rễ phơi khô, thu hoạch vào mùa thu; cây toàn bộ thu hoạch và phơi khô trong mùa cây trổ hoa.Kommission E chấp nhận dùng Chicory để trị:Ăn mất ngon.Ăn không tiêuLiều lượng và cách dùng:Trà dược: Ngâm 2-4 g dược liệu khô trong nước sôi (150-250 ml), lược bỏ bã sau 10 phút. Uống mỗi ngày.Độc tính:Công nhân sắp xếp, đóng gói Chicory có thể bị các phản ứng dị ứng ngoài da. Phản ứng này gây ra bởi các lactones loại sesquiterpene trong rau. Các phản ứng dị ứng khác có thể xẩy ra như gây lên cơn suyễn, ngứa (Allergy Số 54-1999)Một nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm của rau ghi nhận Chicory hấp thu qua hệ thống rễ, hóa chất diệt nấm quintozene có thể gây độc hại cho cơ thể (Pestic Monitor Journal số 10-1976)Rau chicory bán trên thị trường, đã có lần, bị nhiễm do pha lẫn với vỏ hạt điều, gây ra ngộ độc kiểu ngộ độc poison ivy.Liều quá cao inulin (trên 10%), dùng liên tục trong thực đơn cho chuột thử nghiệm đã gây ra rối loạn tăng trưởng và gây lên men loại acid (pH 5.65) trong ruột (Journal of Nutrition Số 121-1991)

XEM THÊM:  Trường Quốc Tế Kent Có Tốt Không Phải Lo Kiếm Việc? Học Ở Kent Có Tốt Không
*

Ảnh minh họa của i2.wp.com/sporteluxe.com

Chicory và cà phê:Chicory đã được dùng để thay thế cà phê vào giữa thế kỷ 18, khởi đầu tại Hòa Lan, lúc cà-phê khan hiếm và giá quá cao. Tuy chicory không chứa caffeine, và vị không giống hẳn như cà phê nhưng đã được dân Âu châu chấp nhận sử dụng từ thế kỷ 19. Hiện nay tại Pháp và Tây Ban Nha vẫn có những loại cà phê chứa đến 20% chicory. Tại Hoa Kỳ, chicory đã được chế biến thành một nước uống rất thịnh hành tại New Orleans: Loại cà phê creole của New Orleans đã được mệnh danh là “Đen như tội lỗi nhưng lại..ngọt như tình yêu = black as sin and sweet as love”

Dùng phương pháp HPLC (High Pressure Liquid Chromatography) để phân chất hàm lượng caffein trong một số nước uống có chứa chicory ghi nhận : Một hổn hợp coffee/chicory chứa khoảng 3.18 mg/fl oz caffeine so với 12.61 mg/fl oz trong loại cà phê tan liền.

Một số nghiên cứu trong kỹ nghệ chế biến cà phê đã tìm cách phân chất các thành phần hóa chất trong các hỗn hợp ‘thay thế’ cà phê. Khi so sánh giữa cà phê và một hỗn hợp rễ chicory rang chín chung với mầm lúa mì (tỷ lệ 1:1 w/w), các nhà khoa học tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Ai cập ghi nhận: mùi thơm như caramel cũa hỗn hợp ‘thay thế’..dịu và ngọt hơn mùi của cà phê, nhưng vị lại kém hơn..Các hợp chất của cà phê ‘thật’ như 2-methylbutanal, 3-methylbutanal, 2-methylfuran và 2,3-butanedione giữ những vai trò rất quan trọng trong việc xác định mùi và vị của cà phê. Mặt khác hợp chất ‘thay thế’ càphê khi tồn trữ bị mất đi một số aldehydes và diketones..(AminoAcids Số 30-2006).

Chicory trong Dược học dân gian:Chicory đã được dùng làm thuốc tại nhiều nơi trên thế giới, ít nhất là cách đây 5000 năm. Theo quan niệm ‘Cây có..dạng nào thì sẽ chữa được bệnh tại các nơi trên cơ thể có dạng tương tự..’ (doctrine of Signature) : Nhựa từ thân Chicory đã được dùng để giúp tăng sữa cho các sản phụ.. Hoa màu lam nhạt, khép cánh lại vào buổi trưa (tại Anh) như đang ngủ nên hoa được dùng trị sưng mắt. Lá giã nát đắp vết thương bị bầm. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu và thuốc xổ, trị nóng sốt, vàng da.

Y sĩ Galen (thế kỷ thứ 2) đã gọi Chicory là ‘bạn của gan’.. và chicory đã cho thấy tác dụng giúp tăng bài tiết mật, có thể giúp trị sạn mật. Lá Chicory đã được dùng trị bệnh sôi bụng, yếu bao tử.

Xem thêm: Bò Né Dung 5 Trương Văn Ngư, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Sốt Bò Né Hoàn Chỉnh 220Gram

Tại Ấn Độ, cây được gọi là kashi (tiếng Hindi và Bengali): Cây (toàn bộ) dùng chữa sưng hay phì lá lách, tiêu chẩy, nóng sốt, ói mửa hay là thuốc bổ. Rễ dùng lợi tiểu và kiện vị.

Tài liệu sử dụng:PDR for Herbal Medicines (3rd Edition)The Review of Natural Products (Facts and Comparisons)The Vegetable Garden (MM. Vilmorin-Andrieux)The Oxford Companion to Food (Alan Davidson)The Illustrated Encyclopedia of Herbs (Sarah Bunney)The Herb Companion June-July 1995.Medicinal Plants of India (SK Jain & Robert DeFillipps)

Ds Trần Việt Hưng

Vậy là đến đây bài viết về Sử Dụng Chicory Là Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button