BlogsGiáo Dục

10 Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù ” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Bạn đang quan tâm đến 10 Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù ” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO 10 Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù ” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại đây.

Nhật Ký Trong Tù Toàn Tập ❤️ 133 Bài Thơ Hồ Chí Minh ✅ Cập Nhật Ngay Tổng Hợp Trọn Bộ Những Bài Thơ Trong Tập Ngục Trung Nhật Kí Của Hồ Chí Minh.

Đang xem: 10 bài thơ hay nhất trong tập thơ nhật ký trong tù

Giới Thiệu Về Tập Thơ Nhật Kí Trong Tù

Và phần dưới đây vccidata.com.vn xin Giới Thiệu Về Tập Thơ Nhật Kí Trong Tù của Hồ Chí Minh.

Nhật ký trong tù (chữ Hán: 獄中日記 – Hán-Việt: Ngục trung nhật ký) là tập thơ chữ Hán theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc. Từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943.

Nhật ký trong tù không phải là một bài thơ trường thiên liền mạch mà là nhiều bài. Mỗi bài về một vấn đề, thể điệu có thay đổi nhưng phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời.

Nhật ký trong tù không chỉ ghi những cảnh sinh hoạt trong tù. Mà còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

⚡ Ngoài Bài Thơ Nhật Ký Trong Tù, Khám Phá Ngay Thơ Lớp 10 Hay Nhất ❤️ Tuyển Tập Bài Thơ Lớp Mười

*

Hoàn Cảnh Ra Đời Nhật Ký Trong Tù Hồ Chí Minh

Hoàn Cảnh Ra Đời Nhật Ký Trong Tù Hồ Chí Minh

Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước, để chỉđạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người. Quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc

Cần tranh thủ thêm sự giúp đỡ của đồng minh, mà gần ta nhất là Trung Quốc. Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch. Bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Truy Kích 2 021 ❤️ Top Tên Truy Kích Ngầu, Bảng Kí Tự Độc Tạo Tên Nhân Vật Truy Kích

Ði suốt trong 10 ngày 5 đêm, đến một thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây. Bị khám xét, đồng chí người Trung Quốc dẫn đường không có giấy tờ bị bắt theo.

Bọn bộ hạ của Tưởng cho là Bác sang phá tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội của Trương Công Bội và Nguyễn Hải Thần, do chúng đỡ đầu. Cũng bởi thế cho nên những bức điện của Bác gởi cho bọn cầm quyền trong chính phủ Tưởng đều không được trả lời.

⚡ Ngoài Bài Thơ Nhật Ký Trong Tù, Khám Phá Ngay Thơ Lớp 11 Hay Nhất ❤️ Những Bài Thơ Lớp Mười Một

*

Nhật Ký Trong Tù Có Bao Nhiêu Bài

Hiện nay nhiều bạn đọc vẫn đang thắc mắc là Nhật Ký Trong Tù Có Bao Nhiêu Bài? Dưới đây vccidata.com.vn sẽ giải đáp cho bạn nhé.

Trong bản gốc bút tích Ngục trung nhật ký, tác giả không đánh số thứ tự và không đặt tên bài cho bốn câu “đề từ” (Thân thể ở trong lao /Tinh thần ở ngoài lao /Muốn nên sự nghiệp lớn /Tinh thần càng phải cao – Nam Trân dịch).

XEM THÊM:  tư vấn mở thẻ tín dụng

Hồ Chí Minh chỉ đánh số thứ tự bắt đầu từ bài số 1 là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký) cho đến bài cuối cùng số 133 là bài Kết luận (nằm tại trang 53 của tập thơ). Tổng cộng 133 bài.

Xem thêm: Disc Image File Là Gì ? Phần Mềm & Cách Mở File

Một số cuốn sách có tác dụng tra cứu quan trọng thì lại có sơ suất như: “Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù” Nhà xuất bản Giáo dục;… đều đánh số thứ tự các bài thơ không như tác giả. Mà đánh số thứ tự tính từ ngoài bìa, vì vậy bài Khai quyển trở thành bài số 2. Các bài khác do vậy cứ đẩy lên một số, dẫn đến có cuốn có 134 bài.

*

Tập thơ “Nhật kí trong tù”

Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) là một tập thơ của Hồ Chí Minh, viết từ ngày 8 năm 1942 đến năm 1943. Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, khi vừa đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và giải đi khắp 30 nhà giam ở 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Đang xem: Giới thiệu về tập thơ nhật kí trong tù

Trong suốt những tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn số tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí,phần lớn là thơ tứ tuyệt.

Nhật kí trong tù là một cuốn sổ nhật kí, ghi lại những sự việc, những cảm nhận, nỗi bất bình, tâm tư bị oan ức, ý chí rèn luyện, tinh thần vượt qua mọi khó khăn, niềm hi vọng vào tương lai,… của Hồ Chí Minh những lúc nhàn rỗi cho khuây khoả lòng, chứ đó không phải là chủ đích sáng tác của Người.

Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tôi của chê độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Là một tập nhật kí, nhưng là nhật kí bằng thơ độc đáo “có một không hai” viết trong tù ngục, đã ghi chép hết sức tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tài liệu về những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày trong nhà lao, trên đường đi đày từ nhà giam này đến nhà giam khác,… tái hiện lên bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch: mười ba tháng bị đày ải trong nhà ngục đến nỗi “răng rụng mất mấy chiếc”, tóc bạc, mắt mờ, đứng không vững,…

Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi Nhật kí trong tù như một bức chân dung tư họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhật trong tù thê hiện nhât quán tư tưởng Hồ Chí Minh: dùng văn chương làm vũ khí để chiến đấu chông kẻ thù, đó là “Nay trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”…

Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Ấy là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép vĩ đại không gì có thể lung lạc được: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao…”. Ấy là con người có thể vượt lên rất cao trên mọi đau khổ về thể xác, tâm hồn luôn ung dung thanh thoát, thậm chí trẻ trung tươi tắn trong mọi tình huống “Mà như khanh tướng vẻ ung dung”. Ấy là tâm hồn khao khát tự do của Người “Đau khổ chi bằng mất tự do”.

XEM THÊM:  Nam mo thay toc rung la diem gi

Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, tình cảm nhân đạo, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đấu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sông và con người. Chủ yếu ở đây chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”. Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Dù Bác đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người dã quên đi nỗi đau của riêng mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu. Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù. Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương. Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động.

Tâm hồn Hồ Chí Minh còn nhạy cảm với thiên nhiên. Hồ Chí Minh dành cho thiên nhiên một tấm lòng ưu ái đúng như giáo sư Đặng Thai Mai đã nhận xét: “Trong Nhật kí trong tù, thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”. Mặc dù thân thể bị giam cầm trong ngục tôi nhưng trái tim nhạy cảm của Bác vẫn dễ dàng rung động trước một ánh nắng mai rọi chiếu nơi cửa ngục âm u “Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” (Buổi sớm), hoặc giao cảm chan hòa với đêm trăng đẹp “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” ( Ngắm trăng). Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù đẹp đẽ và ấm áp tình người. Nó thực sự trở thành nguồn động viên, an ủi to lớn đôi với người tù đặc biệt Hồ Chí Minh “Vui say ai cấm ta đừng, Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu” (Trên đường đi).

Ngôn ngữ tập thơ Nhật kí trong tù được viết bằng chữ Hán, một thứ chữ hàm súc về ý nghĩa để sáng tác thơ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có lúc Người cũng phá cách diễn đạt thông thường của chữ Hán. Bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, câu thơ đầu trong nguyên tác được viết bằng tiếng Việt: “Oa…! Oa…! Oa…!”, về thể loại, tất cả các bài thơ trong tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác theo thể thơ Đường luật gồm thế thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú và thơ cổ phong. Tuy nhiên trong tập thơ, có hai bài thơ phá thể. Đó là bài “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”. Một trường hợp khác là bài “Giải đi Vũ Minh”, về cách cấu tứ, cũng như thơ Đường, trong Nhật kí trong tù, cái tôi trữ tình của tác giả thường hòa lẫn vào ngoại cảnh.

XEM THÊM:  Ưu Đãi Hoàn Tiền 10% Mọi Chi Tiêu Với Thẻ Tín Dụng Scb Hoàn Tiền Lên Tới 10%

Đọc bài thơ Chiều người đọc hầu như không thấy tác giả. về cách biểu hiện, trong thơ Đường nói riêng và trong thơ ca cổ điển phương Đông nói chung, ba yếu tố thơ, nhạc, họa thường hòa quyện làm một. Nó làm cho bài thơ nhỏ có một sức chứa lớn, có âm vang nhiều chiều. Sự quấn quyện giữa thơ, nhạc, họa được thế hiện trong bài Người bạn tù thổi sáo. Các bài thơ Đường thường có cấu trúc gọn, nhẹ, cô đúc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý ở ngoài lời (Mới ra tù, tập leo núi). Cũng như thơ Đường, Hồ Chí Minh không tả mà gợi. Nhân vật trữ tình như hòa lẫn vào trong cảnh, mang cốt cách của một nhà hiền triết, nhìn cảnh vật từ trên cao, từ xa, bao quát cả một vùng không gian rộng lớn. Văn chương có con đường giao tiếp riêng của nó. Đó là sự cộng hưởng giữa những tâm hồn. Nhật kí trong tù chung đúc văn hóa kim cổ Đông Tây trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không đi lại lối mòn của người xưa. Thái độ đó đã được nói rõ trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”. Trong sự ảnh hưởng và kê thừa đó, Hồ Chí Minh có sự cách tân. Sự cách tân tạo nên một kiểu tư duy thẩm mĩ mới, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Tác phẩm Nhật kí trong tù đã được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật,… Không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này. Nhật kí trong tù là một tác phẩm văn học vô giá của Hồ Chí Minh, khi công bô đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn quốc tế, đã chinh phục người đọc bởi những cảm xúc chân thật, chất phác, điềm đạm của một người chiến sĩ cộng sản, một nhà văn hoá lớn. Nhà thơ Xuân Diệu thì khẳng định rằng: “Nhật kí trong tù đứng vô song trong văn học nước ta, vì nó là những tiếng tâm hồn của Hồ Chủ tịch”. Không chỉ có thê Jean Lacouture nhận định: “Nhân cách, học vấn và số phận kì lạ của Cụ Hồ được thể hiện một cách khác thường trong các bài thơ ấy”.

Nhật kí trong tù phản ánh tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng của một nhà cách mạng đã vượt lên mọi sự đày ải của kẻ thù, vượt qua mọi thử thách, giữ vững khí phách kiên cường, tinh thần lạc quan và lòng nhân ái vô song của một nhà cách mạng đốì với nhân loại đau thương, bất kể họ là ai, nguồn gốc thế nào. Hình ảnh Hồ Chí Minh toả sáng từ vẻ đẹp của những bài thơ, bởi một tâm hồn thơ, bởi sự kiên trung trong ý chí, tinh thần lạc quan cách mạng, tinh thần nhân đạo, lòng yêu nước, yêu thương con người vô bờ bến của người cộng sản Hồ Chí Minh. Chính vì thế Nhật kí trong tù xứng đáng là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam và trên thế giới.

Vậy là đến đây bài viết về 10 Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù ” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button