Blogs

Cách Phân Biệt Thẻ Tín Dụng Và Ghi Nợ (Debit) Và Thẻ Tín Dụng (Credit)

Bạn đang quan tâm đến Cách Phân Biệt Thẻ Tín Dụng Và Ghi Nợ (Debit) Và Thẻ Tín Dụng (Credit) phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Cách Phân Biệt Thẻ Tín Dụng Và Ghi Nợ (Debit) Và Thẻ Tín Dụng (Credit) tại đây.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, các ngân hàng đã cho phát hành khá nhiều loại thẻ khác nhau với các tính năng và cách sử dụng riêng biệt: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ tích điểm, thẻ trả trước…. Điều này giúp bạn dễ dàng chọn lựa loại thẻ phù hợp với nhu cầu của mình, nhưng đồng thời cũng dễ làm bạn “rối loạn” giữa một rừng các loại thẻ đa chức năng. Vậy để có thể sử dụng hiệu quả “chiếc ví đa năng”này, điều tiên quyết, chính là bạn cần nắm rõ khái niệm của từng loại thẻ.

Đang xem: Phân biệt thẻ tín dụng và ghi nợ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân biệt thẻ ghi nợ (Debit) và thẻ tín dụng (Credit), hai loại thẻ thông dụng nhất hiện nay nhé!

Thẻ Debit – Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ (tên tiếng Anh là thẻ Debit) là loại thẻ căn bản của các ngân hàng. Thẻ này liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng giống như thẻ ATM. Khi bạn rút tiền hoặc thanh toán online thì sẽ trừ tiền trực tiếp vào trong tài khoản.

Đặc điểm nhận dạng của Thẻ Debit, chính là bạn phải có sẵn một số tiền trong tài khoản của mình, và chỉ thanh toán được trong phạm vi số tiền này, không được xài quá số tiền mà thẻ đang có. Một số ngân hàng còn quy định thẻ phải đảm bảo số dư tối thiểu từ 50.000đ.

XEM THÊM:  Các Ngành Nghề Tiếng Anh Là Gì ? Trọn Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Về Các Ngành Nghề

Hiện nay, có 2 loại Thẻ Debit:

– Thẻ ghi nợ nội địa (mọi người vẫn hay gọi là thẻ ATM): phạm vi sử dụng trong nước

– Thẻ ghi nợ quốc tế (Visa/Master Debit Card): dùng cho các giao dịch quốc tế hoặc khi ở nước ngoài.

Điều kiện mở thẻ khá dễ dàng, bạn chỉ cần từ 18 tuổi trở lên là được chấp nhận.

Thẻ Credit – Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (tên tiếng Anh là thẻ Credit) được các ngân hàng phát hành với những điều kiện mở thẻ khác nhau. Mỗi thẻ được cấp cho người dùng đều có một hạn mức tín dụng nhất định tùy thuộc vào hồ sơ xét duyệt.

Xem thêm: Nên Mua Vòng Tay Định Vị Trẻ Em Q50 + Tặng Kèm Vòng Đeo, Các Tiêu Chí Cần Biết Khi Mua

Khác với thẻ Debit, cơ chế của thẻ Credit lại là tiêu xài trước, trả tiền sau trong một thời gian nhất định. Hay hiểu nôm na, là ngân hàng cho bạn vay tiền để thanh toán các dịch vụ cần thiết trong 45 ngày không lãi suất, sau thời gian này, bạn sẽ phải trả lại tiền cho ngân hàng, nếu quá hạn sẽ bị tính lãi suất trả chậm đã được quy định trước trong hợp đồng kí kết giữa bạn và ngân hàng lúc mở thẻ.

Thẻ này cũng được chia thành 2 loại:

– Thẻ tín dụng nội địa: phạm vi sử dụng trong nước– Thẻ tín dụng quốc tế (Visa/Master/JCB Credit Card): có thể sử dụng trong và ngoài nước, ưu đãi được hưởng từ các nhãn hàng, thương hiệu cũng như trung tâm thương mại ở phạm vị toàn cầu.

XEM THÊM:  Review Làm Răng Sứ Nha Khoa Đức Hạnh Có Tốt Không ? Ở Đâu? Bảng Giá?

Điều kiện làm thẻ phụ thuộc vào mức lương bạn được công ty trả qua thẻ, thời gian bạn làm việc,… hoặc bạn sẽ được yêu cầu mở sổ tiết kiệm để chứng minh khả năng thanh khoản,…

Sử dụng thẻ tín dụng thông minh bạn sẽ có lợi trong việc được sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước và trả tiền sau – rất hữu ích khi muốn mua 1 món lớn mà chưa đủ tiền. Nhưng cũng hết sức cẩn thận, vì thao tác “cà thẻ” – “mua hàng” rất dễ khiến bạn mua sắm vô tội vạ, từ đó mất khả năng thanh toán và dễ biến thành “con nợ” của các ngân hàng.

Một lưu ý nhỏ, Visa/Master/JCB không phải là các loại thẻ khác nhau mà là 3 công ty phát hành thẻ, bạn chọn nhà phát hành nào thì cũng tương tự như khi chọn nhà mạng Viettel/Vinaphone/Mobiphone vậy.

Xem thêm: Vòng Tay Gỗ Mun Cao Cấp Cho Nữ, Vòng Tay Gỗ Mun (Qúy Khách Vui Lòng Xem

===================================================================================================

Bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn phân biệt được thẻ ghi nợ (Debit) và thẻ tín dụng (Credit) rồi phải không? Hãy lựa chọn tùy theo nhu cầu và học cách sử dụng thẻ một cách thông minh, bạn sẽ dễ dàng quản lý chi tiêu và làm chủ cuộc sống của mình.

Vậy là đến đây bài viết về Cách Phân Biệt Thẻ Tín Dụng Và Ghi Nợ (Debit) Và Thẻ Tín Dụng (Credit) đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button