Blogs

Trần lệ xuân là ai

Bạn đang quan tâm đến Trần lệ xuân là ai phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Trần lệ xuân là ai tại đây.

Madame Nhu hay “Cô Long” (Dragon Lady) là những cái tên lừng lẫy một thời trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh Việt Nam. Tất cả đều được dùng để nói về Trần Lệ Xuân (1924 – 2011), vợ của Ngô Đình Nhu – em trai của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đương thời Ngô Đình Diệm. Vì ông Diệm không có vợ, Trần Lệ Xuân được xem là nắm giữ vai trò Đệ nhất Phu nhân thực tế của chính quyền miền Nam Việt Nam. Từ đó vai trò chính trị của Madame Nhu mở rộng và tăng cường trong suốt gần 10 năm Diệm đứng đầu bộ máy chính quyền. Vậy bà Nhu thật sự có những quyền năng chính trị như thế nào? Liệu đây có phải là một dấu hiệu của sự trỗi dậy của nữ quyền tại Việt Nam? Hay nó có nên được xem là hiện tượng gia đình trị (nepotism), nơi mà ngay cả em dâu cũng có tiếng nói trong các hoạt động chính thức của nhà nước?

Gia đình trị hay sản phẩm truyền thông?

Một trong số những chỉ trích quen thuộc và thường xuyên nhất dànhcho chính quyền Ngô Đình Diệm là việc ông cá nhân hóa nội các và những ngườinắm giữ thực quyền tư vấn chính sách.

Bạn đang xem:

Ví dụ như cá nhân em trai Ngô Đình Nhu của ông bị mô tả bằng nhữnglời lẽ xúc phạm hết sức có thể bởi Alpha History, chorằng người này là một kẻ nghiện ngập, một tên ủng hộ phong trào Phát Xít mới(Neo-Nazism), song lại được giao cho thẩm quyền xây dựng và giám sát sự hình thànhcủa toàn bộ quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hay trong một ví dụ khác, Trần Lệ Xuânlà người kiến nghị sáng lập và cũng là người nắm quyền một nhóm nữ quân nhân cótên gọi Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam (Women’s Solidarity Movement), vớimục tiêu tạo nền tảng giới nhằm ủng hộ cuộc chiến chống Việt Cộng ở nông thônđồng bằng sông Cửu Long của Diệm. Song, theo bình luận của tác giả Robert Templer trên tờ The Guardiannăm 2011, khi Trần Lệ Xuân qua đời, tổ chức này không làm được gì khác ngoàitiêu tốn lương nhà nước và chụp hình “quảng cáo” với bà Nhu.

Xét về mặt pháp quyền và các lý thuyết nguyên tắc tổ chức nhànước, việc để em trai và em dâu của mình có tiếng nói quá lớn trong hệ thốngchính trị quốc gia rõ ràng không đáng hoan nghênh. Nhưng nếu muốn hiểu về cáchtiếp cận chính trị này, có lẽ người Việt Nam cần hiểu nguồn gốc của nó từ chínhnền chính trị… Hoa Kỳ.

Số là sau khi xây dựng bộ máy nhà nước Hoa Kỳ tương đối chặt chẽvới nguyên tắc tam quyền phân lập, phân chia rành mạch quyền kiểm tra giám sátlẫn nhau giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp, các nhà lập quốc Hoa Kỳtự tin để cho tổng thống tự lựa chọn cố vấn riêng cho mình. Đến cuối cùng, nếungười đứng đầu nhà nước có làm điều gì không hay, hai nhánh quyền lực còn lạivẫn đủ năng lực và thẩm quyền để duy trì sự ổn định của nền dân chủ liên bang.Do đó, tổng thống Hoa Kỳ hoàn toàn tự do trong việc xin lời khuyên từ ngườiquen, bạn bè và gia đình của mình. Chồng/vợ của tổng thống, theo lẽ tự nhiên,trở thành một trong những cố vấn đắc lực nhất.

XEM THÊM:  Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam Theo Chuỗi Giá Trị, Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam

Truyền thống này bắt đầu ngay với vị tổng thống đầu tiên, ôngGeorge Washington, khi mà Martha Washington, vợ ông, được người dân New York(thời điểm này Washington D.C. vẫn chưa được xây dựng) chào đón như một ngườihùng của công chúng. Lúc này, Tổng thống Washington đã sắp xếp sẵn nơi ở củamình sẽ đồng thời là văn phòng tổng thống, và vì vậy bà Martha có nhiều cơ hộiđể tham gia vào các hoạt động chính trị chính thức cùng với ông. Dù MarthaWashington tương đối né tránh xuất hiện hay bàn về những vấn đề quá quan trọng,bà được người dân Mỹ trìu mến gọi là Phu nhân Washington (Lady Washington).

Vai trò của các bà vợ của các tổng thống Hoa Kỳ dần ăn sâu vào tâmtrí của quần chúng, và ngày càng có nhiều quyền lực chính trị hơn. Từ việc là hình mẫu của xã hội, tham giavà chủ trì các buổi tiệc công vụ, đến việc quản lý các vấn đề văn phòng của NhàTrắng và thậm chí là nhúng tay vào những dự thảo, thúc đẩy sự ra đời của cácđạo luật có liên quan đến vấn đề mà mình quan tâm (như nữ quyền chẳng hạn), phuthê của tổng thống dần trở thành một chức danh nhà nước chính thức cả về quanđiểm chính trị lẫn niềm tin của người dân Hoa Kỳ. Thậm chí, trong giai đoạn cầmquyền của Tổng thống Ronald Reagan, báo chí Hoa Kỳ còn gọi nhiệm kỳ của ông lànhiệm kỳ “Đồng Tổng thống” (Associated Presidency), cho rằng Nancy Reagan tham gia vào hầu hết các quyết định của chồng,dù là việc bổ nhiệm – bãi nhiệm các chức danh nhà nước, hay kiểm soát lịchtrình làm việc của ông. Nancy, hiển nhiên, phủ nhận bình luận này.

Với truyền thống thú vị ít quốc gia hiện đại nào có được, các đồng minhcủa Hoa Kỳ dường như lại có thêm một áp lực quái gở – tìm cho công chúng Mỹ mộtđệ nhất phu nhân mà họ ngưỡng mộ. Khi mà Ngô Đình Diệm không có vợ, bà Trần LệXuân trở thành một ứng cử viên rất có triển vọng.

Xinh đẹp, phong cách thời trang “áo dài” vừa Á Đông – Việt Nam,vừa hiện đại, không thể lẫn vào đâu (nay đã được gọi tên là thời trang Trần Lệ Xuân), cộng với sự hoạt bát, năng lực ngôn ngữ caovà rất ưa thích nói về chính trị, Trần Lệ Xuân nhanh chóng làm say đắm truyềnthông Hoa Kỳ với tư cách là “mặt nữ tính” của chính quyền Diệm, dù không phảivợ của ông. Điều này thật ra không phải là chưa từng có tiền lệ. Thời Tổngthống Thomas Jefferson (tại nhiệm từ 1801 – 1809), do vợ ông đã mất, vai tròtương đương với vị trí đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ được trao cho bà Dolley Madison,vợ của James Madison, lúc này đang là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

*
*
*

Bà Trần Lệ Xuân năm 1962. Ảnh: LIFE.

XEM THÊM:  Người Lớn Uống Sữa Trẻ Em Có Tốt Không ? Người Lớn Uống Sữa, Hại Nhiều Hơn Lợi

Song cũng vì sự mất kết nối của Diệm trong một khoảng thời giantương đối dài với chính trị Việt Nam, và công sức quá lớn của hai vợ chồng Nhu,ông này bắt đầu quản trị nhà nước theo kiểu gia đình trị, thay vì cố gắng xâydựng lại kỷ cương và mô hình quản trị theo thể chế, ít ra là theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu người Mỹ, trong số đócó Giáo sư Harvey Henry Smith của American University.

Xem thêm:

Trở lại với Trần Lệ Xuân, dấu ấn của Madame Nhu trong quá trìnhlập pháp của Việt Nam Cộng hòa không nhỏ. Và một trong những thành tựu khiến bà được một bộ phận công chúng Việt Namlẫn Hoa Kỳ ưa thích là Bộ luật Gia đình 1958.

Bộ luật can thiệp và phủ định hoàn toàn mô hình phụ hệ và nhữngsản phẩm của nó vốn vẫn còn sống sót sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, vắt quacả thời người Pháp cầm quyền. Những thành tựu chủ yếu của bộ luật này bao gồmviệc cấm chế độ đa thê, loại bỏ quyền ly dị tuyệt đối dành cho đàn ông và cấmngoại tình (tại thời điểm này quy định này có lợi cho phụ nữ hơn là đàn ông).

Dù đạo luật vấp phải những phản đối quyết liệt của một số thànhviên Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Trần Lệ Xuân với tư cách là một dân biểu rấttự tin đấu khẩu ở Quốc hội, và được ghi nhận là đôi khi chế giễu lãnh đạo pheđa số của Quốc hội là “đồ con lợn”. Cách ứng xử này có thể khiến một số ngườiyêu thích Trần Lệ Xuân, ca ngợi bà mạnh mẽ, là đại diện nữ quyền; nhưng nó cũngdần cô lập hóa gia đình họ Ngô và làm giới chính trị miền Nam Việt Nam thêm bấtmãn với chính quyền Ngô Đình Diệm.

Cá nhân người viết không có gì để phản đối các chính sách phápluật thực tiễn mà Trần Lệ Xuân cố gắng thông qua với mong muốn hiện đại hóaViệt Nam. Ví dụ, ngoài Bộ luật Gia đình, bà Nhu còn cố gắng vận động thông quacác đạo luật cấm các hoạt động như đá gà, đấm bốc phi pháp, kiểm soát sinh sảnhay các cuộc thi sắc đẹp… Song như bình luận của nhiều chính khách Hoa Kỳ lẫnngười trong nước, Trần Lệ Xuân có tham vọng quyền lực quá lớn, cùng với mộttính khí thất thường, dễ nóng giận, và thậm chí có xu hướng áp đặt. “Cô Long”từng trả lời phỏng vấn báo chí Hoa Kỳ rằng châm ngôn yêuthích của bà là: “Power is wonderful. Total power is totally wonderful” (Quyềnlực thật tuyệt vời. Và quyền lực tối thượng lại càng tuyệt vời hơn). Đó là mộtlời tuyên bố táo bạo khi bản thân bà không có chức vụ quan trọng trong nhà nướcViệt Nam Cộng hòa, và Hoa Kỳ thì đang muốn hỗ trợ xây dựng một chính thể dânchủ tại Việt Nam.

Vai trò của Trần Lệ Xuân ngày càng được khẳng định sau cuộc đảo chính thất bại của quân lực Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1960.Khi phủ Tổng thống bị bao vây, Ngô Đình Diệm phải đối mặt với nhiều yêu sách màmột trong số đó là ép buộc cả Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân rời khỏi phủ, đồngthời mang các nhân tố mới vào nội các để xây dựng chính phủ mới. Ngô Đình Diệmvà một số thành viên khác đã từng dự định chấp thuận những yêu sách này đểthành lập một chính phủ mới, song bà Lệ Xuân kiên quyết phản đối mọi hình thứcthỏa hiệp và nằng nặc yêu cầu Diệm phải chiến đấu đến cùng để khẳng định lậptrường chính trị của mình. Quân lực thân Diệm lần này kịp thời hỗ trợ, và sựtin tưởng cũng như quyền lực thực tế của bà Nhu ngày gia tăng, bao gồm cả việcluân chuyển tướng lĩnh, đề bạt và sa thải quân nhân… Điều này thật rakhông tốt lành gì cho hai anh em Ngô Diệm, Ngô Nhu.

XEM THÊM:  Cảnh Báo!!! Danh Sách Các Loại Kem Kiss Có Tốt Không, Review Chi Tiết

Trong bối cảnh khủng hoảng Phật giáo tại miền Nam Việt Nam ngàycàng leo thang ở giai đoạn 1960 – 1963, và phần lớn dân cư miền Nam Việt Namhoặc là trực tiếp theo đạo, hoặc là ủng hộ Phật giáo, và bản thân gia đình họNgô liên tục bị ám sát hụt (vào năm 1962), có vẻ Cô Long đã không còn đủ tỉnhtáo để đưa ra những nhận xét sáng suốt. Sau khi bà bình luận rằng việc Thích Quảng Đức tự thiêu giống nhưnướng “barbecues”, và rằng những ông sư này không đủ yêu nước vì dùng “xăngnhập”, cả công chúng Hoa Kỳ lẫn Việt Nam được cho là mất hết cảm tình dành chobà.

Chuyến công du năm 1963 của Madame Nhu nhằm kêu gọi sự ủng hộchính trị nhiều hơn dành cho gia đình họ Ngô biến thành cuộc chiến giữa bà vớicông luận Mỹ. Được mời tham gia vào chương trình rất nổi tiếng Meet thePress của NBC, bà cho rằng người Mỹ không có tinh thần chống Cộng như nhândân Việt Nam Cộng hòa, và dường như họ cũng đã từ bỏ chủ nghĩa tự do cấp tiến.Theo cách diễn đạt “dí dỏm” của bà Xuân: “Họ vẫn chưa đỏ, nhưng cũng đã hồngrồi” (“Not red yet, but they are pink.”).

Chuyến công du chưa kịp kết thúc, tin dữ về cái chết của hai anhem họ Ngô lan đến Hoa Kỳ, và Trần Lệ Xuân chính thức phải sống lưu vong kể từđó.

Bà qua đời năm 2011 ở Roma, Italy, hưởng thọ 87 tuổi.

Xem thêm:

***

Có khá nhiều cách tiếp cận để mô tả vai trò, đóng góp cũng nhưnhững hệ lụy mà “Cô Long” Trần Lệ Xuân để lại cho miền Nam Việt Nam. Nếu chúngta nể phục năng lực thực tế và quyết tâm chính trị của bà Nhu, có lẽ cũng phảichấp nhận rằng những quan điểm và tư tưởng chính trị mà bà đại diện chưa baogiờ là tốt nhất cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trần Lệ Xuân là một hiệntượng nữ quyền xứng đáng, nhưng rõ ràng nền tảng chính trị non trẻ, chưa ổnđịnh của miền Nam Việt Nam vẫn chưa đủ chín muồi cho một người phụ nữ mạnh mẽnhư bà. Đúng người, sai thời điểm, có lẽ là vậy.

Chuyên mục:

Vậy là đến đây bài viết về Trần lệ xuân là ai đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button