Blogs

Lạm Phát Là Gì?

Bạn đang quan tâm đến Lạm Phát Là Gì? phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Lạm Phát Là Gì? tại đây.

Những Tác Động Của Lạm Phát Đến Nền Kinh Tế Lạm Phát Là Gì

Những tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Lạm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế mà hầu hết các nước trên thế giới đều phải đối mặt. Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia mà còn tác động tiêu cực đến từng cá nhân trong một xã hội. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng vccidata.com.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Lạm Phát Là Gì?

*

Lạm phát là gì? Những tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Nguyên nhân của lạm phát Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

Lạm phát là gì?

Lạm phát được hiểu là tình trạng giảm sức mua của đồng tiền do hiện tượng hàng hóa tăng giá so với một mốc thời gian nào đó trong quá khứ. Mốc thời gian này thường được so với 1 năm trước hoặc ngắn hơn. Hoặc có một định nghĩa khác rằng lạm phát tức là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại ngoại tệ khác trong một nền kinh tế. 

Người ta thường đo mức độ lạm phát từ việc thu thập dữ liệu của các tổ chức, liên đoàn lao động cũng như các loại tạp chí kinh doanh, từ đó theo dõi sự thay đổi của giá cả của một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ. Mức giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổng hợp lại với mục đích là thống nhất một mức giá trung bình và tỷ lệ lạm phát được thể hiện qua chỉ số giá cả.

(Chỉ số giá cả là tỷ lệ % mức tăng của giá trung bình của hiện tại với thời điểm được đem ra so sánh.)

*

Lạm phát được hiểu là tình trạng giảm sức mua của đồng tiền do hiện tượng hàng hóa tăng giá so với một mốc thời gian nào đó trong quá khứ

Đặc điểm của lạm phát 

Lạm phát được sinh ra do một số điều kiện cụ thể và mang tính liên tục với những đặc điểm như:

Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên, sự tăng giá cả của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp sự tăng giá đột ngột không phải là lạm phát mà là sự biến động giá tương đối. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn. Tình trạng giá cả sẽ ổn định hơn khi cung tăng để đáp ứng được cầu. Còn lạm phát thì là sự tăng giá liên tục và không dừng lại ở mức độ ổn định.

Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.

Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền. Các quốc gia hiện đại đều tiến hành các vấn đề đo lường hàng năm để có thể hạn chế khả năng lạm phát thấp nhất có thể.

XEM THÊM:  Đừng Chủ Quan Khi Bị Đau Ngưc Phải Là Bệnh Gì, Đau Thắt Ngực Trái

Phân loại lạm phát 

Lạm phát được chia thành 3 mức độ bao gồm:

Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Giá cả tăng khá chậm, lạm phát có thể dự đoán được và tăng 1 con số hàng năm.Lạm phát phi mã (10 – Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 – 3 chữ số, thị trường tài chính không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.Siêu lạm phát (> 1000%): Xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, đồng tiền mất giá hoàn toàn.

*

Lạm phát có 3 mức độ

Các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thường kỳ vọng mức lạm phát tự nhiên dưới 5% bởi nếu tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10%, tiền mất giá khoảng 5% thì quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.

Nguyên nhân của lạm phát 

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, dưới đây là một vài nguyên nhân cụ thể:

Do cầu kéo 

Cầu kéo là hiện tượng nhu cầu về sử dụng một loại mặt hàng nào đó tăng lên dẫn đến giá cả tăng kéo theo giá của nhiều loại hàng hóa khác cũng tăng. Ví dụ như trong mùa dịch Corona, nhu cầu mua các loại khẩu trang, dung dịch rửa tay tăng lên khiến giá cả các loại mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Theo đó giá của các loại thực phẩm hàng ngày cũng tăng theo dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do cầu kéo 

Do chi phí đẩy 

Chi phí đẩy được hiểu là các vấn đề chi tiêu của một doanh nghiệp như đầu tư vào các loại máy móc, thuế, trả tiền lương cho nhân viên, đóng thuế… Giá cả của một vài yếu tố tăng lên dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng, công ty cần phải tăng giá các mặt hàng lên nhằm đảm bảo lợi nhuận. Nhưng điều này đã dẫn đến mức giá chung của các mặt hàng trong nền kinh tế tăng lên.

Do cơ cấu 

Trong một nhóm ngành kinh tế hoạt động không có hiệu quả thì doanh nghiệp vẫn phải bắt buộc tăng lương cho người lao động do xu thế của thị trường là tăng dần tiền công danh nghĩa. Song song với việc đó, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận dẫn đến phát sinh lạm phát.

Lạm phát do cơ cấu 

Do cầu thay đổi

Một thị trường ổn định tức là lượng cung và lượng cầu tương đương nhau. Lạm phát có thể xuất hiện do cầu thay đổi khi trên thị trường khi xuất hiện mặt hàng có tính chất cứng nhắc chi có tăng giá nhưng không có giảm. Khi nhu cầu sử dụng mặt hàng đó giảm nhưng vẫn không có dấu hiệu giảm giá, mặt hàng khác lại tăng giá dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta có một ví dụ điển hình là giá điện ở Việt Nam.

Do xuất khẩu 

Tổng cầu sẽ tăng lên do xuất khẩu phát triển nhưng tổng cung vẫn chưa đáp ứng được. Việc liên tục thu gom các sản phẩm hàng hóa để phục vụ xuất khẩu khiến mặt hàng trong nước giảm làm tổng cung nhỏ hơn tổng cầu làm mất cân bằng và xuất hiện hiện tượng lạm phát.

XEM THÊM:  Nghĩa Của Từ : Dynamics Là Gì, Dynamics Trong Tiếng Tiếng Việt

Xem thêm: Ăn Thịt Gà Công Nghiệp Có Tốt Không ? Ăn Ức Gà Công Nghiệp Có Tốt Không

Lạm phát do xuất khẩu

Do nhập khẩu

Ngược lại với xuất khẩu, hiện tượng giá cả nhập khẩu tăng làm cho giá bán sản phẩm nhập khẩu cũng tăng dẫn đến lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ thường bắt nguồn từ ngân hàng, khi lượng tiền lưu hành trong nước tăng cũng rất dễ gây ra hiện tượng lạm phát. Ví dụ như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để không làm mất giá nội tệ hoặc ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm lượng tiền lưu thông tăng lên. 

Lạm phát tiền tệ

Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế 

Tiêu cực 

Lãi suất: Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế , chính trị, văn hóa, nó có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất khiến lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng khiến suy thoái kinh tế bắt đầu phát triển. 

Thu nhập thực tế của người lao động: Khi xuất hiện lạm phát, thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi, tuy nhiên thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm. Đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động cũng như lòng tin của họ đối với Chính Phủ.

Thu nhập không bình đẳng: Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên, người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến, người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.

Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển sẽ có những khoản nợ nước ngoài, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn.

Lạm phát ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế và đời sống 

Tích cực 

Mặc dù lạm phát đem đến khá nhiều tiêu cực cho đời sống sinh hoạt cũng như nền kinh tế, chính trị của một quốc gia, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều lợi ích như. Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định. Cụ thể là: 

XEM THÊM:  Hợp Chất Hữu Cơ Mạch Hở Là Gì, Hidrocacbon Mạch Hở ( Cần Lời Giải Thích Hợp Lý)

– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn 

– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.

Việc một đất nước duy trì lạm phát ở mức ổn định là rất khó, đặc biệt là với những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam.

Xác định tình trạng lạm phát như thế nào?

Mỗi quốc gia đề có phương pháp đo lường khác nhau, tuy nhiên phương pháp đo lường lạm phát được áp dụng chủ yếu dựa theo hệ số giảm phát GDP. Giảm phát GDP là sự so sánh giá trị tăng hoặc giảm giá của tất cả các loại hàng hóa hoặc dịch vụ giữa GDP hiện hành với kỳ trước. 

Nhìn chung, khi tính toán lạm phát trong một giai đoạn, giá cả mặt hàng trung bình tăng thì là lạm phát, giá chung giảm thì là giảm phát.

Đo lường lạm phát được áp dụng chủ yếu dựa theo hệ số giảm phát GDP

Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

Để đảm bảo được nền kinh tế phát triển ổn định, các quốc gia cần phải có phương án duy trì lạm phát ở mức ổn định và kiềm chế lạm phát khi cần. Dưới đây là một vài phương án kiểm soát lạm phát đang được nhiều quốc gia áp dụng.

Giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nước 

Khi xuất hiện tình trạng lạm phát, Chính Phủ sẽ có phương án giảm bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường bao gồm:

– Ngừng phát hành tiền 

– Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 

– Nâng lãi suất tiền gửi và lãi suất tái chiết khấu 

– Áp dụng nghiệp vụ thị trường mở bán chứng từ có giá trị cho các ngân hàng thương mại

– Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ cũng như vàng cho các ngân hàng thương mại.

Chính sách tài khóa 

– Giảm chi ngân sách

– Tăng thuế tiêu dùng. 

Chính sách tài khóa và giảm bớt lượng tiền tệ lưu thông là phương án tối ưu để giảm lạm phát

Ngoài ra, ngân hàng trung ương và Chính Phủ sẽ đưa ra nhiều ưu đãi về tín dụng trong các lĩnh vực sản xuất để làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Bộ tài chính có thể yêu cầu tổng cục thuế giảm thuế trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp… để có thể giảm bớt chi phí đầu vào. Tất cả những hoạt động trên đều kích thích năng suất lao động được hiệu quả hơn.

Xem thêm: Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh Tnt Việt Nam, Chuyển Phát Nhanh Tnt

Tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát, tuy nhiên việc duy trì ổn định được hay không là do các chính sách của quốc gia đó. Hi vọng với những thông tin mà vccidata.com.vn vừa đề cập ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn lạm phát là gì và các vấn đề xoay quanh lạm phát.

Vậy là đến đây bài viết về Lạm Phát Là Gì? đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button