Hướng Dẫn Viết Phiếu Đảng Viên Và Hướng Dẫn Cách Khai Chi Tiết Các Mục
Bạn đang quan tâm đến Hướng Dẫn Viết Phiếu Đảng Viên Và Hướng Dẫn Cách Khai Chi Tiết Các Mục phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
XEM VIDEO Hướng Dẫn Viết Phiếu Đảng Viên Và Hướng Dẫn Cách Khai Chi Tiết Các Mục tại đây.
Phiếu đảng viên là biểu mẫu quen thuộc mà mọi đảng viên đều đã từng tiếp xúc. Đây là biểu mẫu không thể thiếu trong hồ sơ đảng viên. Vậy Phiếu đảng viên là gì? Cách điền các nội dung trong mẫu phiếu này như thế nào cho đúng?
Hiểu thế nào là Phiếu đảng viên?
Phiếu đảng viên là mẫu phiếu do cấp ủy cấp huyện và tương đương quản lý. Phiếu đảng viên được sắp xếp theo thứ tự theo danh sách đảng viên của từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.
Đang xem: Hướng dẫn viết phiếu đảng viên
Ngay sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên khai các nội dung trong Phiếu đảng viên để nộp cho tổ chức đảng quản lý. Phiếu này được xem như một loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đảng viên khi được kết nạp Đảng.
Trong các trường hợp, sau khi trở thành đảng viên chính thức mà muốn chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp huyện và tương đương thì Phiếu đảng viên này sẽ được chuyển cùng với hồ sơ đảng viên đến đảng bộ mới, nơi đảng viên sinh hoạt quản lý.
Đảng viên phải khai báo chi tiết thông tin cá nhân
Hướng dẫn cách khai chi tiết phiếu Đảng viên
Phiếu đảng viên là biểu mẫu có sẵn (Mẫu 2- HSĐV) song khi điền các nội dung trong mẫu phiếu này không ít đảng viên băn khoăn, điền không đầy đủ, không chính xác, gạch xóa không đúng quy định. Phần tiếp theo trong bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn khai cụ thể các mục trong phiếu này.
Khai các mục ở phần tiêu đề
– Ghi rõ tên đảng bộ theo cấp, lần lượt theo thứ tự:
Đảng bộ tỉnh (tương đương)1.
Đảng bộ huyện (tương đương)2.
Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở3.
Đảng bộ bộ phận4.
Chi bộ5.
Nếu đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ cơ sở thì hoàn thiện mục (1), (2), (3).
– Số lý lịch đảng viên: đảng viên điền đủ 6 chữ số và 2 đến 3 chữ ký là hiệu của đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương. Đảng viên ghi mỗi số, mỗi chữ vào 1 ô, từ trái qua phải.
Số lý lịch đảng viên do tổ chức đảng nơi quản lý hồ sơ đảng viên ghi ở trang bìa lý lịch đảng viên và lý lịch của người xin vào Đảng. Đảng viên cần ghi nhớ, lưu lại số lý lịch này trong trường hợp cần khai.
– Số thẻ đảng viên: đảng viên ghi số thẻ trong thẻ đảng mới hoặc đã được cấp đổi.
Đảng viên điền đủ 8 chữ số trên thẻ đảng viên, mỗi chữ số ghi vào một ô theo thứ tự từ trái sang phải. Ví dụ:
– Ảnh của đảng viên: quy định là ảnh màu, kiểu chân dung có kích cỡ 3×4 cm. Đảng viên trong lực lượng vũ trang chụp ảnh mặc quân phục thu đông và có đội mũ kê-pi.
Khai các mục ở phần nội dung
Họ và tên khai sinh: ghi đúng theo thông tin trong giấy khai sinh, bằng chữ in hoa, có dấu. Ví dụ:
NGUYỄN TRUNG DŨNG.
0 Nam, nữ: ghi nam hoặc nữ vào phần để trống.0 Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.04. Sinh ngày: ghi theo thông tin trong giấy khai sinh, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân05. Nơi sinh: ghi càng chi tiết càng tốt hoặc ghi cấp huyện, tỉnh nơi đảng viên sinh ra.06. Quê quán: ghi theo 4 cấp địa danh hành chính từ cấp thôn trở lên.
Quê quán: đảng viên ghi nơi sinh sống của ông bà nội hoặc cha đẻ; nếu không rõ sinh sống của ông bà nội hoặc cha đẻ thì ghi theo nơi sinh sống của mẹ đẻ; nếu không rõ bố mẹ thì ghi theo nơi sinh sống của người nuôi dưỡng lúc nhỏ.
Nơi đăng ký hộ khẩu: ghi cụ thể từ số nhà, cấp tổ, cấp thôn, cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo thông tin trong sổ hộ khẩu.
Nơi tạm trú hiện nay: nếu không sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thì ghi rõ địa chỉ tạm trú, ghi rõ từ số nhà, cấp tổ, cấp thôn, cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
8. Dân tộc: ghi rõ dân tộc nào (Kinh, Hoa, Mường…)9. Tôn giáo: Thiên chúa giáo, Phật giáo… nếu không theo tôn giáo nào ghi chữ “Không” vào mục này.10. Thành phần gia đình: ghi thành phần giai cấp của cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ là bần nông, địa chủ, công chức, tiểu thương, tư sản…Nghề nghiệp của bản thân khi vào Đảng: ghi rõ là công nhân, nông dân, công chức hay bộ đội, nhà báo…Công việc chính đang làm: ghi rõ phóng viên thời sự, giáo viên dạy nhạc, sinh viên y khoa…13. Ngày và địa điểm kết nạp Đảng: ghi ngày tháng năm và tên chi bộ tổ chức kết nạp. Phần tên chi bộ cần ghi rõ tên chi bộ/ đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp tỉnh.
Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị của người giới thiệu thứ nhất và người giới thiệu thứ hai. Trường hợp do tổ chức giới thiệu: đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ… thì ghi rõ tên đoàn/ hội.
Ngày và địa điểm chuyển Đảng chính thức: ghi theo hướng dẫn như phần ngày và địa điểm kết nạp Đảng.
Xem thêm: Thẻ Tín Dụng Pvcombank – An Toàn Sử Dụng Với Mastercard
14. Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức: ghi rõ ngày tháng năm.
Cơ quan quyển dụng: ghi rõ tên cơ quan và địa chỉ cơ quan
Nếu đang chưa có việc làm hoặc là sinh viên, học sinh , nông dân… đảng viên bỏ qua mục này.
Thông tin trong phần đầu mẫu phiếu Đảng viên
15. Ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ghi ngày tháng năm theo thông tin trên sổ đoàn viên.16. Tham gia các tổ chức xã hội khác: ghi rõ tên tổ chức tham gia: công đoàn, hội chữ thập đỏ, hội nông dân, hội phụ nữ…17. Ngày nhập ngũ, xuất ngũ; ngày chuyển ngành: ghi rõ ngày tháng năm theo quyết định nhập ngũ, nếu đã xuất ngũ thì ghi rõ ngày tháng năm xuất ngũ, chuyển ngành. Nếu không tham gia nhập ngũ thì không ghi mục này.18. Trình độ học vấn:
– Học vấn phổ thông: lớp mấy/10 hoặc lớp mấy/12.
– Chuyên môn nghiệp vụ: trung cấp thú y, cao đẳng dược, đại học nông lâm…
– Lý luận chính trị: là sơ cấp, trung cấp hay cao cấp.
– Ngoại ngữ: ghi rõ ngoại ngữ nào, bằng gì. Trường hợp biết nhiều ngoại ngữ thì ghi tất cả.
– Học vị: viết theo bằng cấp về chuyên môn: Cử nhân Toán học, Thạc sĩ Tin học, Tiến sĩ Triết học, Kỹ sư cơ khí, Bác sĩ đa khoa…
Trường hợp, đảng viên có nhiều học vị thì ghi tất cả.
– Học hàm: là danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Giáo sư, Phó Giáo sư.
19. Tình trạng sức khỏe: Ghi rõ thuộc mức nào (tốt, trung bình, kém)
– Nếu là thương binh thì ghi rõ loại nào. Nếu không phải là thương binh thì bỏ qua.
– Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Nếu không thuộc loại nào thì bỏ qua.
20. Số chứng minh thư: Ghi theo thông tin trên giấy Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân..21. Được miễn công tác và sinh hoạt Đảng: nếu được miễn thì ghi rõ thời gian được miễn là bao lâu, từ ngày tháng năm nào đến từ ngày tháng năm nào.22. Quá trình hoạt động và công tác:
Ghi rõ từng giai đoạn từng giai đoạn làm công việc gì, chức vụ gì và ở đâu
23. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ: Nếu có thì ghi rõ tên trường, tên ngành học hoặc lớp học, thời gian học, hình thức học, đạt được văn bằng, chứng chỉ trình độ gì.24. Khen thưởng: Nếu có thì ghi rõ tên, hạng và thời gian tặng các huân chương, huy chương, bằng khen.25. Đã được tặng Huy hiệu Đảng: nếu có thì đánh dấu x vào các ô tương ứng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm.26. Danh hiệu được phong: nếu có thì ghi rõ tên danh hiệu và thời gian phong tặng Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Thầy thuốc nhân dân…27. Kỷ luật: Nếu bị ghi rõ hình thức kỷ luật Đảng: khai trừ, cách chức, cảnh cáo…28. Đặc điểm lịch sử bản thân:
– Nếu bị khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên; xin ra khỏi Đảng thì ghi rõ thời gian, lý do, tại chi bộ, đảng bộ nào?
– Nếu được kết nạp lại vào Đảng: ghi rõ ngày, tháng, năm và tên chi bộ kết nạp.
– Nếu được khôi phục đảng tịch: ghi rõ ngày tháng năm, tại chi bộ, đảng bộ nào, lý do và tên cấp ủy đảng ra quyết định.
– Nếu bị xử lý theo pháp luật thì ghi rõ: án treo, cải tạo không giam giữ, tù giam… thời gian, địa điểm chấp hành án.
– Nếu bản thân có làm việc trong chế độ cũ thì ghi rõ tên đơn vị, địa điểm, chức danh, thời gian làm việc.
29. Quan hệ với nước ngoài:
– Nếu đã đi nước ngoài thì ghi rõ đi nước nào, thời gian, bao lâu, làm gì, ai cử.
– Nếu tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài thì ghi rõ làm gì, tên tổ chức, trụ sở.
– Nếu có thân nhân ở nước ngoài thì ghi rõ họ tên, quan hệ, ở đâu, làm gì.
30. Quan hệ gia đình:
Ghi rõ quan hệ, họ tên, năm sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác của cha mẹ đẻ; cha, mẹ vợ/ chồng; các con, anh chị em ruột.
31. Hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình: đảng viên chỉ ghi tại thời điểm kêkhai: tổng thu nhập, đặc điểm nhà ở, đất ở, hoạt động kinh tế, liệt kê những tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng.
Khai các mục ở phần cuối
Người khai phiếu ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm khai, sau đó cam đoan, ký và ghi rõ họ tên.
Xem thêm: Quay Tay Là Gì ? Lợi Ích, Tác Hại Của Quay Tay ( Không Quay Tay Có Tốt Không
Tải mẫu phiếu Đảng viên mới nhất
Phần cuối bài viết, chúng tôi xin gửi các bạn tham khảo mẫu Phiếu đảng viên chuẩn nhất hiện nay.
Vậy là đến đây bài viết về Hướng Dẫn Viết Phiếu Đảng Viên Và Hướng Dẫn Cách Khai Chi Tiết Các Mục đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN
Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!