hướng dẫn sử dụng microstation se

Bạn đang quan tâm đến hướng dẫn sử dụng microstation se phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO hướng dẫn sử dụng microstation se tại đây.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.05 KB, 34 trang )

Đang xem: Hướng dẫn sử dụng microstation se

Căn bản hướng dẫn sử dụng
MicroStation SE

2

CĂN BẢN VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION

Bài học này cung cấp một số khái niệm cơ bản trong MicroStation và hướng dẫn
các bạn thực hành một số thao tác cơ bản khi làm việc với MicroStation, bao gồm:
– Làm việc với các design file.
– Cấu trúc của một design file.
– Đối tượng đồ hoạ.
– Thao tác điều khiển màn hình.
– Cách sử dụng các phím chuột.
– Các chế độ bắt điểm.

1. LÀM VIỆC VỚI CÁC DESIGN FILE
File dữ liệu của MicroStation gọi là design file. MicroStation chỉ cho phép người
sử dụng mở và làm việc với một design file tại một thời điểm. File này gọi là Active
Design file.

Nếu bạn mở một design file khi bạn đã có một Design file khác đang mở sẵn,
MicroStation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên bạn có thể xem (tham khảo) nội
dung của các design file khác bằng các tác động đến các file dưới dạng các file tham
khảo (Reference File).
Một design file trong MicroStation được tạo bằng cách copy một file chuẩn gọi là
Seed File.
Cách tạo Design File
1. Khởi động MicroStation → xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager.
2. Từ File → chọn New→ xuất hiện hộp hội thoại Create Design file.
3. Đánh tên file vào hộp vccidata.com.vn Files: ví dụ Study.dgn.
4. Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút select → xuất hiện hộp hội thoại Select
seed file.
5. Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên seed file cho bản đồ của mình. Ví dụ
file gauss-108.dgn sẽ là seed file được chọn cho bản đồ Study.dgn.
6. Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Select seed file.
7. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh
sách các thư mục.
8. Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Create Design file

3

Cách thứ hai để tạo một file mới khi đang làm việc với một design file bằng cách
từ File menu của cửa sổ lệnh chọn New→ xuất hiện hộp hội thoại Create Design File.
Tiếp tục làm từ bước 3 trở đi.

Cách mở một Design file dưới dạng Active design File
Cách 1: Chọn thư mục chứa file và tên file từ hộp hội thoại MicroStation Manager
→ bấm OK.
Cách 2:
1. Từ thanh Menu chọn File → chọn Open → xuất hiện hộp hội thoại Open design
File.
2. Từ List file of Type chọn (*.dgn) nếu chưa có sẵn. Khí đó tất cả các file có đuôi

4

(.dgn) sẽ xuất hiện trên hộp danh sách tên file.
3. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh

sách các thư mục.
4. Chọn tên File.
5. Bấm nút OK.
Cách mở một Design file dưới dạng một Reference File.
1. Từ thanh Menu chọn File → chọn Reference→ xuất hiện hộp hội thoại
Reference Files.

2. Từ thanh menu của hộp hội thoại Reference file chọn Tools→ chọn Attach →
xuất hiện hộp hội thoại Attach Reference File.
3. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh
sách các thư mục.
4. Chọn tên file.
5. Bấm phím OK để xoá hộp hội thoại Attach Reference files. Khi đó chọn hộp
hội thoại Reference Files sẽ xuất hiện tên file vừa chọn.
6. Phím Display được đánh dấu khi muốn hiển thị file.
7. Phím Snap được đánh dấu khi muốn sử dụng chế độ bắt điểm đối với Reference
file.
8. Phím Locate được đánh dấu khi muốn xem thông tin của đối tượng hoặc copy
đối tượng trong Reference file.
Cách đóng một Reference file
Trong hộp hội thoại Reference file chọn tên file cần đóng chọn Tools → chọn
Detach.

5

Cách nén file (Compress Design file)
Khi xoá đối tượng trong Dessign file, đối tượng đó không bị xoá hẳn mà chỉ được
đánh dấu là đã xoá đối tượng. Chỉ sau khi nén file thì các đối tượng được xoá mới được
loại bỏ hẳn khỏi bộ nhớ. Quá trình nén file sẽ làm cho bộ nhớ của file bị giảm xuống.
Từ thanh menu của MicroStation chọn File→ chọn Compress Design.
Cách lưu trữ dưới dạng một file dự phòng (save as, back up).
MicroStation tự động ghi lại dữ liệu sau mỗi lần thay đổi file active. Vì vậy người
sử dụng không cần ghi lại dữ liệu sau mỗi lần đóng file active hoặc thoát khỏi
MicroStation. Tuy nhiên để đề phòng các trường hợp bất trắc, người sử dụng nên ghi lại
file dữ liệu đó dưới dạng một File dự phòng bằng cách thay đổi tên file hoặc phần mở
rộng của file.
Cách 1: Từ thanh Menu của MicroStation chọn File → chọn Save as.
1. Ghi lại file đó bằng cách thay đổi tên file nhưng giữ nguyên phần mở rộng là
DGN.
2. Chọn thư mục chứa file (có thể cất trong thư mục cũ) bằng cách nhấp đôi vào
các hộp thư mục bên hộp danh sách các thư mục.
Cách 2: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh Backup sau đó bấm Enter trên
bàn phím. MicroStation sẽ ghi lại file active đó thành một file có phần mở rộng là (.bak),
Tên file và thư mục chứa file giữ nguyên.

2. CẤU TRÚC FILE (.DGN), KHÁI NIỆM LEVEL
Dữ liệu trong file DGN được tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp dữ
liệu được gọi là một level. Một file DGN nhiều nhất có 63 level. Các level này được quản
lý theo mã số từ 1á63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.
Các level dữ liệu có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình. Khi
tất cả các level chứa dữ liệu được bật màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ.
Ta cũng có thể tắt tất cả các level trừ level đang hoạt động gọi là Active level. Active
level là level các đối tượng sẽ được vẽ trên đó.

Cách đặt tên level.
1. Từ thanh menu của MicroStation chọn Settings → chọn Level → chọn Name →
xuất hiện hộp hội thoại Level Names.
2. Bấm vào nút Add → xuất hiện hộp hội thoại Level name.
3. Number: mã số level
4. Name: tên level (nhỏ hơn hoặc bằng 6 ký tự)

6

5. Comment: giải thích thêm về tên, có thể có hoặc không (nhỏ hơn hoặc bằng 32
ký tự).
6. Bấm nút OK.
Cách đặt tên level thành active level
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh lv = <mã số hoặc tên level >
sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím.
Cách 2: Chọn mã số level từ phím level trên thanh Primary.
Từ thanh Menu của MicroStation chọn Tools → chọn Primery → xuất hiện thanh
Primary. Bấm vào phím Active level (phím thứ hai từ trái sang phải) → xuất hiện bảng
63 level → kéo chuột đến mã số level cần chọn.
Cách bật, tắt level.
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh on=<mã số hoặc tên level>
sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím để bật level cần hiển thị. Trong trường hợp
muốn bật nhiều level một lúc thì mã số hoặc tên của level cách nhau một dấu ",".
Muốn tắt các level thay "on" bằng "of".
Cách 2: Từ bàn phím bấm liền hai phím < Ctrl_E → xuất hiện hộp View levels
Các level bật là các ô vuông được bôi đen, các level tắt là các ô vuông có màu xám.
Mỗi lần bấm con trỏ vào một ô vuông nào đó, ô vuông đó sẽ đổi chế độ từ xám sang đen
hoặc từ đen sang xám. Sau khi đã chọn xong level cần tắt, bật → bấm phím Apply.

3. ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ (ELEMENT)

Khái niệm đối tượng (element)
Mỗi một đối tượng đồ hoạ xây dựng lên Design file được gọi là một element.
Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi một element được
định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:
+ Color: (0-254)
+ Level: (1-63)
+ Line Weight: (1-31)
+ Line Style: (0-7, custom style)
+ Fill color: (cho các đối tượng đóng vùng tô màu).

7

Các kiểu đối tượng (element type) sử dụng cho các bản đồ số.
1. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng điểm:
– Là 1 Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0.
– Là 1 cell (một kí hiệu nhỏ) được vẽ trong MicroStation. Mỗi một cell được định
nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện cell (Cell library).
2. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng đường:
– Line: đoạn thẳng nối giữa hai điểm.
– LineString: đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền với nhau. (số đoạn
thẳng < 100)
– Chain: là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau.
– Complex String: số đoạn thẳng tạo nên đường > 100.
Chú ý: các element có kiểu là Chain và Complex String, MicroStation không cho
phép chèn thêm điểm vào đường.
3. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng vùng:
– Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn nhất bằng
100.
– Complex Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn
hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những line hoặc linestring rời nhau.

4. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng chữ viết:
– vccidata.com.vn: đối tượng đồ hoạ dạng chữ viết.
– vccidata.com.vn Node: nhiều đối tượng vccidata.com.vn được nhóm lại thành một Element.

Hộp công cụ Primary Tools
Hộp công cụ Primary Tools bao gồm một số các công cụ thường dùng và cho phép
thay đổi các thuộc tính của đối tượng khi thao tác với đối tượng. Thông thường chúng
được đặt lên phía trên của cửa sổ hiện thời. Nếu chưa có thanh công cụ này thì ta có thể
chọn Tools -> Primary. Thanh công cụ có dạng:

Primary Tools tool box

8

Nội dung của thanh công cụ Primary toosl là:
Nội dung Cách dùng
Đặt màu hiện thời (Active Color) Color
Đặt lớp hiện thời (Active Level) Level
Đặt kiểu đường hiện thời (Active Line Style)

Line Style
Đặt kiểu đường custom
Line Style > Custom
Thay đổi kiểu đường Line Style > Edit
Đặt độ rộng đường (Line Weight) Line Weight
Xem và thay đổi các thông tin về đối tượng Analyze Element
Color

Chọn màu hiện thời (Active Color) trong bảng màu hoặc thay đổi màu của các đối
tượng được chọn. Màu của một đối tượng được xác định trong khoảng giá trị từ 0 – 254.
Màu hiện thời có thể được đặt bằng một trong hai cách:
– Kéo rê con chuột trong biểu tượng màu trong hộp Primary tool và thả tại màu cần
chọn
– Nhập lệnh: Co=<số màu> -> nhấn ENTER trong cửa sổ lệnh của MicroStation.
Ta có thể thay đổi thành phần của các màu trong bảng màu bằng việc chọn Setting ->
Color Table
Level
Đặt level hiện thời (Active Level) trong khoảng từ 1 – 63 mà khi vẽ một dối tượng
hoặc thay đổi các đối tượng được chọn vào level đó. Đặt level hiện thời:

9

– Trong nút level của thanh Primary tool, kéo rê con chuột tới một trong 63 level rồi
nhả ra tại level cần đặt
Hoặc có thể dùng:
– Nhập lệnh: lv=<số lớp> -> nhấn ENTER trong cửa sổ lệnh của MicroStation
– Nhắp đúp vào số level trong hộp hội thoại Level Display (nhấn Ctrl + E để bật hộp
thoại này)
Line Style

Khi một kiểu đường chuẩn được chọn, các đối tượng sẽ được vẽ hoặc các đối tượng
được chọn sẽ nhận kiểu đường hiện thời (Active Line Style). Các kiểu đường chuẩn bao
gồm 8 kiểu (từ 0 – 7), một đối tượng có thể nhận một trong các kiểu đường chuẩn hoặc
kiểu đường custom. Kiểu đường hiện thời cũng được chọn bằng cách kéo chuột và nhả
vào kiểu đường cần chọn trên thanh Primary tools.
Nhập lệnh: ACTIVE STYLE

10

Line Style > Custom
Mở hộp hội thoại line styles, hộp này dùng để chọn các kiểu đường và thay đổi các
kiểu đường trong MicroStation. Hộp hội thoại này liệt kê tất cả các kiểu đường trong thư
viện của MicroStation.
Khi tích vào tùy chọn Show Details, hộp hội thoại có thêm các phần điều khiển
Origin, End, Scale Factor, Shift, and Click to Activate

Muốn đặt một line style thành hiện thời, chọn tên line style trong mục names, đặt tỷ lệ
trong tuỳ chọn Scale factor nếu cần. Nhắp đúp vào nơi hiển thị kiểu đường để kiểu
đường trở thành hiện thời.
Line Weight

Dùng để chọn một loại lực nét làm lực nét hiện hành (the Active Line Weight).
Thay đổi loại lực nét cho đối tượng được chọn.

11

Nhập lệnh: ACTIVE WEIGHT CSELECT <line_weight>
hoặc
ACTIVE WEIGHT line_weight

Nhập giá trị line_weight 0 – 15.

Chọn Save Settings từ menu File để lưu lại lực nét hiện hành. Ngược lại, lực nét hiện
hành sẽ trở lại giá trị mặc định.

4. CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN MÀN HÌNH

Các công cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình được bố trí
ở góc dưới bên trái của mỗi một cửa sổ (window).
1. Uplate: vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó.
2. Zoom in: phóng to nội dung.
3. Zoom out: thu nhỏ nội dung.
4. Window area: phóng to nội dung trong một vùng.
5. Fit view: thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình.
6. Pan: dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định.
7. View previous: quay lại chế độ màn hình lúc trước.
8. View next: quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View previous.
Chú ý: Sử dụng các lệnh điều khiển màn hình không làm dán đoạn các lệnh đang
sử dụng trước đó.

5. CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHÍM CHUỘT
Do phải thao tác với các đối tượng đồ họa có vị trí chính xác nên việc sử dụng
chuột thành thạo trở nên rất quan trọng đối với người dùng. Khi thao tác với các đối
tượng, ta thường phải sử dụng một trong ba chế độ được định nghĩa trên chuột sau: Data,
Reset, Tentative.
Data (thường là phím trái), khi bấm phím này tương đương với việc thực hiện một
trong các tác vụ sau:
– Xác định một điểm trên file DGN (ví dụ: khi vẽ đối tượng hoặc chọn đối
tượng)

12

– Xác định của sổ màn hình nào sẽ được chọn (ví dụ: khi sử dụng lệnh fit
view hoặc update màn hình)
– Chấp nhận một thao tác nào đó (ví dụ: xoá đối tượng)
Reset (thường là phím phải), khi bấm phím này tương đương với việc thực hiện
một trong các tác vụ sau:

– Bỏ dở hoặc kết thúc một lệnh,một thao tác nào đó
– Trở lại bước trước đó trong những lệnh hoặc những thao tác giống nhau
– Khi đang thực hiện dở một thao tác cần kết hợp với các thao tác điều khiển
màn hình, thì một (hoặc hai) lần bấm phím Reset sẽ kết thúc thao tác điều khiển màn hình
và quay trở lại thao tác đang thực hiện.
Tentative (thường là bấm đồng thời cả phím trái và phím phải), thực hiện chế độ
bắt điểm (snap)

Cách đặt quy định cho các phím chuột.
Thông thường, khi cài đặt phần mềm MicroStation, các chức năng của các phím
chuột luôn được quy định theo mặc định: Data (phím trái), Reset (phím phải), chức năng
Tentative (bấm đồng thời cả phím trái và phím phải). Tuy nhiên, ta có thể quy định lại
chức năng của các phím chuột cho phù hợp với thói quen để dễ thao tác bằng cách:
Từ thanh menu của MicroStation ta chọn Workspace → chọn Button Assignments
→ xuất hiện hộp hội thoại Button Assignments.

1. Chọn một phím chức năng (ví dụ chọn phím Data).
2. Dịch chuyển con trỏ xuống phần Button Definition area.
3. Bấm phím chuột (ví dụ phím trái) muốn sử dụng làm phím đã chọn (data). Nếu
chuột chỉ có hai phím thì một trong ba phím chức năng (thường là phím Tentative) sẽ
phải dùng cùng lúc hai phím chuột.
4. Bấm nút OK.

13

6. CÁC CHẾ ĐỘ BẮT ĐIỂM (SNAP MODE)
Để tăng độ chính xác cho quá trình số hoá trong những trường hợp muốn đặt điểm
Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ được dùng để đưa con trỏ vào đúng vị
trí trước. Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to Element). Các chế độ chọn lựa cho
thao tác bắt điểm gồm:

Nearest: con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên element.
Keypoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất element.
Midpoin: con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element.
Center: con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng.
Origin: con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell.
Intersection: con trỏ sẽ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đường giao nhau.
Cách bắt điểm
Chọn Snap mode bằng một trong hai cách sau:
1. Từ thanh menu của MicroStation chọn Settings → chọn Snap → chọn một trong
những chế độ ở trên.

2. Từ thanh menu của MicroStation chọn Settings → chọn Snap → chọn Button
Bar → xuất hiện thanh Snap Mode → chọn một trong những biểu tượng tương ứng với
các chế độ chọn ở trên.

14

SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA MICROSTATION

Để dễ dàng, thuận tiện trong thao tác, MicroStation cung cấp rất nhiều các công
cụ (drawing tools) tương đương như các lệnh. Các công cụ này thể hiện trên màn hình
dưới dạng các biểu tượng vẽ (icon) và được nhóm theo các chức năng có liên quan thành
những thanh công cụ (tool box). Tài liệu này hướng dẫn sử dụng một số công cụ trong
MicroStation, bao gồm:
– Hộp công cụ Main.
– Công cụ Element Selection

– Công cụ Fence
– Công cụ Points
– Công cụ Linear Elements
– Công cụ Polygons

1. HỘP CÔNG CỤ MAIN
Các thanh công cụ thường dùng nhất trong MicroStation được đặt trong một Hộp
công cụ chính (Main tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng. Thanh công cụ
chính được tự động mở mỗi khi ta bật MicroStation và ta có thể thấy tất cả các chức năng
của MicroStation trong đó.
Từ menu của MicroStation chọn Tools -> chọn Main ->chọn Main

Đối với những biểu tượng có dấu tam giác màu đen nhỏ ở góc dưới bên phải (một
nhóm các công cụ có chức năng liên quan với nhau), có thể dùng chuột kéo ra khỏi thanh
Main thành một Tool box hoàn chỉnh, hoặc chọn từng icon trong tool đó để thao tác. Khi
ta sử dụng một công cụ nào đó thì tool sử dụng sẽ là hiện thời và chuyển mầu thành màu

sẫm. Ngoài ra đi kèm với mỗi công cụ được chọn là hộp Tool setting, hộp này hiển thị
tên của công cụ và các phần đặt thông số đi kèm (nếu có).
Ví dụ khi ta chọn công cụ đặt vccidata.com.vn thì hộp tool setting có dạng:

15

Ngoài việc chọn các công cụ trên thanh main, ta còn có thể nhập các lệnh trong
cửa sổ lệnh (Command window) của MicroStation. Ví dụ:

Nếu chưa có cửa sổ lệnh, ta có thể chọn style trong MicroStation manager là command
window khi khởi động MicroStation
Một số các lệnh Key-in thông dụng:
Cú pháp Chức năng
MDL L <ứng dụng>
Mở các ứng dụng trong MicroStation nh
ư: IRASB,
GEOVEC, MRFCLEAN, MRFFLAG, FAMIS
xy=<tọa độ x>,<tọa độ y>
Nhập tọa độ một điểm khi thao tác với các đối tư
ợng: vẽ, di
chuyển, copy,
dx=<delta x>,<delta y> Dịch chuyển đi một khoảng theo giá trị delta theo trục tọa độ

com Nén file dữ liệu nhằm làm giảm kích thước của file

16

Hộp công cụ chính (Main tool frame) dùng để lựa chọn hầu hết các công cụ đồ họa trong MicroStation

Bảng liệt kê các hộp công cụ (tool box) trong Main tool frame:
Cột trái Cột phải
Element Selection tool box (Chọn đối tượng) Fence tool box (Công cụ Fence)
Points tool box (Công cụ vẽ điểm Point) Linear Elements tool box (Công cụ vẽ đường)
Patterns tool box (Công cụ Patten) Polygons tool box (Công cụ vẽ vùng)
Arcs tool box (Công cụ vẽ cung tròn) Ellipses tool box (Công cụ vẽ đường trũn và Ellip
)
Tags tool box (Mở Tags) vccidata.com.vn tool box (Công cụ vccidata.com.vn)
Groups tool box (Công cụ thao tác với 1 nhóm đối tượng) Cells tool box (Công cụ Cell)
Measure tool box (Công cụ đo) Dimension tool box (Công cụ Dimension)
Change Attributes tool box (Thao tác với thuộc tính đối tượng)

Manipulate tool box (Copy)
Delete Element (Xóa đối tượng)

Modify tool box (Sửa đổi đối tượng)
Thanh Công cụ chính được bật lên ngay sau khi khởi động MicroStation, nếu chưa có thanh này ta có thể chọn Tool > Main > Main để
hiển thị trên màn hình.
Nhập lệnh: DIALOG TOOLBOX MAIN

17

Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Element Tools).
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng (polygons Tools)
Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses.
Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tượng dạng chữ.
Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell.
Thanh công cụ trái kí hiệu cho các đối tượng dạng vùng.
Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển tăng tỷ lệ hoặc quay đối tượng.

Thanh công cụ sửa chữa đối tượng.
Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành một đối tượng hoặc
phá bỏ liên kết đó.

18

Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách hoặc độ lớn của đối tượng.
Thanh công cụ chọn đối tượng.
Công cụ xoá đối tượng

19

2.

CÔNG CỤ
ELEMENT SELECTION

Khi không đòi hỏi sự chính xác, cách nhanh nhất để thao tác và sửa đối đối tượng
là sử dụng công cụ Element Selection trong thanh

Công cụ chọn đối tượng

Element
Selection
Công cụ Element Selection

công cụ Power Selector
Sử dụng công cụ
Element Selection
ta có thể:

Move đối tượng

Thay đổi tỷ lệ (Scalling)

Thao tác đồng thời với một nhóm đối tượng được chọn
Dùng công cụ Element Selection, ta có thể chọn thẳng vào đối tượng cần thay đổi. Để
chọn nhiều đối tượng, ta đè phím Control trong khi chọn các đối tượng hoặc kéo rê chuột
để chọn các đối tượng nằm trong hình chữ nhật xác định bởi hai điểm đã chọn.
Công cụ Power Selector
Dùng để lựa chọn hoặc loại bỏ nhiều đối tượng cùng lúc tuỳ theo các chế độ được
chọn. Khi chọn công cụ này, thanh
tool setting
sẽ có dạng:

Các chế độ sử dụng là:
Tool
setting
Tùy chọn
Method

Individual — Chọn từng đối tượng một

Block Inside — Chọn tất cả các đối tượng trong vùng kéo chuột

Xem thêm: Tải Game Avatar 222 – Avatar: Thành Phố Diệu Kỳ

Line — Chọn các đối tượng nằm trên đường thẳng cắt qua chúng

Mode

Add — Chọn thêm vào

Subtract — Bỏ chọn (deselect)

Invert — Đảo lại trạng thái chọn hoặc bỏ chọn (chọn các đối tư
ợng
đang không được chọn và bỏ các đối tượng đang được chọn)

20

3. CÔNG CỤ FENCE
Thanh công cụ Fence bao gồm các công cụ dùng để đặt, thay đổi, dịch chuyển và xóa nội
dung của fence (một vùng cho phép thao tác đồng thời với nhiều đối tượng tùy theo nội
dung của fence. Thanh công cụ fence có dạng:

Trong đó
Chức năng Công cụ
Đặt fence Place Fence
Dịch chuyển các điểm trên fence Modify Fence
Thao tác với các đối tượng được fence Manipulate Fence Contents
Xóa nội dung của fence Delete Fence Contents
Drop các đối tượng trong fence Drop Complex Status of Fence Contents

Đặt fence

Tool Setting Chức năng
Fence Type
Khi Fence Type là:

Block, Shape, hoặc Circle — Vẽ fence như vẽ các đối tượng đồ họa

(from) Element, From View, hoặc From Design File —
Đặt fence theo các chế độ được chọn
Fence Mode
Đặt các chế độ thao tác đối với các đối tượng được fence (nội dung fence).
Xem: xác định các đối tượng sẽ được thao tác với fence

Block Shape

21

Nội dung fence:

Inside — Chỉ những đối tượng nằm hoàn toàn bên trong fence

Overlap — Chỉ những đối tượng nằm bên trong và chạm vào ranh giới fence

Clip — Chỉ những đối tượng nằm hoàn toàn trong fence và phần bên trong fence
của các đối tượng chạm vào nó

Void — Chỉ những đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence


Void-Overlap — Chỉ những đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence và các đối
tượng chạn vào nó

Void-Clip — Chỉ những đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence và phần bên
ngoài fence của các đối tượng chạm vào nó

Đặt fence và các chế độ
Top Left: Inside; Top Middle: Overlap; Top Right: Clip. Bottom Left: Void; Bottom
Middle: Void-Overlap; Bottom Right: Void-Clip.

Dịch chuyển các điểm trên fence
Ta có thể dùng công cụ này để thay đổi vị trí các điểm của fence khi cần nới rộng
hoặc thu hẹp kích thước fence trong khi thao tác.

Thao tác với các đối tượng được fence
Dùng để move, copy, rotate, mirror, scale, or stretch nội dung fence theo các chế
độ đã chọn. Muốn thực hiện thao tác này, trước tiên ta phải đặt fence và xác định chế độ
cho nó. Khi thực hiện cần chọn nội dung thao tác trong tuỳ chọn Operation trong tool
setting

22

Xóa nội dung của fence
Xóa các đối tượng được chọn trong nội dung fence theo các chế độ lựa chọn khi
đặt fence

Drop các đối tượng trong fence
Công cụ này cho phép chia nhỏ các đối tượng phức tạp thành các thành phần (vd:

line string -> lines) theo chế độ lựa chọn khi đặt fence

4. CÔNG CỤ POINTS
Các công cụ trong thanh dùng để đặt Active Point. Active point là loại và số lượng
các đối tượng điểm được vẽ. Nó bao gồm các đối tượng dạng cell trong thư viện cell, ký
tự dạng chữ, ký tự dạng symbol, hoặc một đoạn thẳng có độ dài bằng không (đối tượng
dạng điểm – point element).

Chức năng Vị trí
Đặt Active Point. Place Active Point

Tạo các Active Point với khoảng cách Construct Active Points Between Data Points
đều nhau giữa hai điểm

Đặt Active Point trên đối tượng gần Project Active Point Onto Element
với điểm bấm chuột nhất

Đặt một điểm tại chỗ giao nhau Construct Active Point at Intersection
của hai đối tượng

Đặt một số nhất định các Active Point Construct Active Points Along Element
dọc theo đối tượng giữa hai điểm bấm chuột

Đặt Active Point trên một đối tượng Construct Active Point at Distance Along Element
tại một khoảng xác định
Nhập lệnh
:
DIALOG TOOLBOX POINTS

23

Place Active Point
Dùng để đặt Active Point

Tool Setting Tuỳ chọn
Point Type

Element — đường thẳng có độ dài bằng 0 (point)

Character — Một kí tự

Cell — Một cell
Character Nếu Active Point Type đặt là Character, ta phải nhập nội dung của kí tự vào
Cell Nếu Active Point Type là Cell, thì tương đương với đặt cell hiện thời
Construct Active Points Between Data Points
Các thông số trong Point type không thay đổi, ta phải xác định số lượng điểm và đặt
hai điểm trên màn hình:

Tool setting

Kết quả sau khi chọn hai điểm
Project Active Point Onto Element
– Chọn công cụ
– Xác định đối tượng (1)
– Xác định điểm để đặt Active Point (2)

24

Construct Active Point at Intersection

– Chọn công cụ
– Xác định đối tượng thứ nhất (1)
– Xác định đối tượng thứ hai (2)
– Bấm data để chấp nhận (3)

Construct Active Points Along Element
– Chọn công cụ, xác định số lượng điểm trong tool setting
– Chọn điểm thứ nhất trên đối tượng (1)
– Chọn điểm thứ hai trên đối tượng (2)

25

Construct Active Point at Distance Along Element
– Chọn công cụ, đặt khoảng cách trong tool setting

– Xác định điểm trên đối tượng dùng để lấy khoảng cách (1)
– Bấm chuột vào một trong hai phía của đối tượng để xác định hướng đặt điểm (2)

5. CÔNG CỤ LINEAR ELEMENTS
Các công cụ trong thanh Linear Elements được dùng để vẽ các đối tượng dạng
đường, tuyến

Chức năng Công cụ
Vẽ đường, linestring, shape, arc hoặc đường tròn Place SmartLine
Vẽ một đoạn đường thẳng Place Line
Vẽ đường multi-line. Place Multi-line
Vẽ đường stream Place Stream Line String

Vẽ point curve hoặc stream curve. Place Point or Stream Curve
Vẽ đường thẳng chia đôi một góc Construct Angle Bisector
Vẽ đường thẳng t
ại điểm gần nhau nhất giữa hai
đối tượng
Construct Minimum Distance Line
Vẽ đường thẳng với một góc nghiêng nhất định Construct Line at Active Angle
Nhập lệnh: DIALOG TOOLBOX LINEAR

Tài liệu liên quan

*

Hướng dẩn sử dụng Microstation trong việc thành lập bản đồ 10 6 181

*

Hướng dẫn sử dụng V1000 Series Inverter 50 556 3

*

Tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG V1000 SERIES INVERTER docx 50 594 1

*

Tai lieu huong dan su dung sis server 6 586 1

*

Hướng dẫn sử dụng windows server 2003. Các tác vụ quản lý trong windows server 2003 docx 254 750 6

*

Căn bản hướng dẫn sử dụng MicroStation SE 34 10 404

*

Hướng dẫn sử dụng EC20 series PLC 51 720 6

*

Hướng dẫn sử dụng Ezi Servo BT potx 16 1 6

*

hướng dẫn sử dụng window server 30 315 0

Xem thêm: đồng hồ seiko

*

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Security Essentials docx 8 636 1

Vậy là đến đây bài viết về hướng dẫn sử dụng microstation se đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button