Hỏi đáp

TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang quan tâm đến TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH tại đây.

*

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được ngành giáo dục triển khai thực hiện ở các trường tiểu học trong những năm học qua. Đây là năm học thứ ba Trường Tiểu học số 1 Nam Lý tổ chức dạy học theo định hướng này. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và tiếp tục chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Bạn đang xem: Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Phải nói rằng: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là cách thức dạy học mới, nó là tiền đề để chúng ta tiếp cận dạy học theo chương trình và SGK mới. Vì thế, những ngày đầu mới làm quen, chúng tôi cảm thấy rất lạ và khó hình dung cần phải thực hiện như thế nào cho đúng, áp dụng thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác dạy học. Song được sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục, được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự chịu khó học hỏi và lương tâm trách nhiệm của mỗi nhà giáo, hoạt động chuyên môn của nhà trường được tổ chức bài bản, có chất lượng thông qua các chuyên đề, Ban giám hiệu đã bắt tay chỉ việc cho từng người, tăng cường kiểm tra, hỗ trợ kịp thời cho đội ngũ. Vì thế, toàn thể giáo viên trong trường đã nắm bắt kịp thời, đầy đủ và vận dụng có hiệu quả việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chúng tôi hiểu được dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, mỗi giáo viên đứng lớp chúng tôi đã thực hiện chuyển từ phương pháp dạy – học theo lối truyền thụ một chiều sang cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác nhằm phát triển năng lực xã hội. Vì vậy để dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (Sử dụng SGK, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, nghe, ghi chép,..) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo …đảm bảo nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”.

XEM THÊM:  Tại sao tuyến du lịch từ thành phố hồ chí minh đến đà lạt nha trang vũng tàu quanh năm nhộn nhịp

Song song với việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi còn tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để hỗ trợ kịp thời và giúp giáo viên sáng tỏ hơn trong tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi vì qua sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chúng tôi tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến bài học, không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào quá trình học tập, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Như vậy mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là chúng tôi phải nghiên cứu làm thế nào đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh có khó khăn về học tập.

Vì vậy trong năm học qua, Trường Tiểu học số 1 Nam Lý đã gặt hái được nhiều kết quả đáng tự hào:

+100% giáo viên nắm bắt kịp thời đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, qua kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề của nhà trường, 100% giáo viên được xếp loại Khá, Tốt trở lên.Trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, trường chúng tôi có 4 giáo viên tham gia và đều đạt giải cao.

+ Chất lượng giáo dục toàn diện được phát triển bền vững và ngày một đi lên. Học sinh đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi như: Trạng nguyên nhỏ tuổi, Giao lưu tiếng Anh, Giao lưu Mỹ thuật,… do Sở, Phòng GD tổ chức.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, đội ngũ giáo viên chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn sau:

XEM THÊM:  Tại sao không thể đổi tên facebook

– Diện tích các phòng học thiết kế theo cách học truyền thống nên chưa đủ rộng, đa số các lớp có học sinh đông nên việc ngồi học theo nhóm chật hẹp, việc bao quát, kiểm tra các nhóm học tập của giáo viên gặp nhiều khó khăn.

– Đối với các lớp nhỏ, giáo viên rất vất vả vì phải hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra nhiều lượt trong từng hoạt động học tập. Một số học sinh đọc, viết chưa tốt, ý thức học chưa cao nên việc tự học gặp nhiều khó khăn.

– Hầu hết các lớp 1, 2 kĩ năng điều hành của nhóm trưởng chưa có, học sinh thao tác chậm, một số em rụt rè, nhút nhát, nhiều em chưa hợp tác trong học tập nên giáo viên rất mất thời gian cho việc rèn kỹ năng này.

– Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc trải nghiệm cùng con, chưa cùng con tham gia các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, đang giao khoán việc giáo dục con em cho nhà trường.

Xác định những thuận lợi và khó khăn trong năm học qua, với quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

– Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động một cách ngắn gọn, khoa học, trong đó làm rõ hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, phương pháp, hình thức tổ chức…Trong mỗi tiết học phải phân hóa được đối tượng học sinh và có sự hỗ trợ kịp thời cho từng đối tượng, cần phải chuẩn bị bài tập mở rộng cho đối tượng học sinh có năng lực để tạo điều kiện cho các em được phát huy hết khả năng của mình.

– Giáo viên tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập: phát hiện kiến thức mới, giải quyết vấn đề, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn. Phải tạo không khí vui tươi, sôi nổi, tạo hứng thú cho các em khi tham gia các hoạt động.,

XEM THÊM:  Cách đính đá lên móng tay

– Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác SGK, các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi những kiến thức mới,..định hướng cho học sinh cách tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, quy lạ thành quen,..để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo trong học sinh. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK, tìm tòi tài liệu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp thay vì giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

– Qua mỗi hoạt động học phải chú trọng kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Vì vậy, trong mỗi hoạt động học cần xây dựng các tiêu chí để học sinh dựa vào đó nhận xét, tìm ra được nguyên nhân và cách sửa chữa tạo điều kiện cho học sinh tự bộc lộ thể hiện, tự đánh giá,…

– Trong dạy học, học sinh càng nhỏ giáo viên càng cần phải tỉ mỉ, cụ thể, kiên trì khi giao nhiệm vụ học tập cho các em. Vì thế khi thiết kế các câu lệnh cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giáo viên phải quan sát, hỗ trợ, tiếp sức kịp thời cho các em.

– Phòng học chật hẹp, học sinh đông, việc sắp xếp ngồi theo nhóm sáu của học sinh gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên tổ chức cho các em ngồi thành dãy và tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm đôi, nhóm 4 và hoạt động toàn lớp.

– Thường xuyên liên lạc với phụ huynh, bàn bạc, chia sẻ cách học của từng em với phụ huynh. Hướng dẫn phụ huynh thực hiện một số hoạt động trải nghiệm cùng con lúc ở nhà,…

– Phải thường xuyên tổ chức cho các em đọc sách, thông qua việc đọc sách giúp các em có thêm nhiều kiến thức, rèn nhiều kĩ năng nhất là tư duy ngôn ngữ,…

– Mỗi giáo viên chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi đạo đức, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao vai trò tự học để đáp ứng yêu cầu đổi mới mà ngành GD-ĐT đã đề ra.

Xem thêm: Tại Sao Ngày Đèn Đỏ Không Nên Quan Hệ Được Không? Quan Hệ Vào Ngày Đèn Đỏ Có Sao Không

Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi muốn chia sẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong năm học mới.

Vậy là đến đây bài viết về TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button