Tại sao ngủ hay mơ ác mộng
Bạn đang quan tâm đến Tại sao ngủ hay mơ ác mộng phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
XEM VIDEO Tại sao ngủ hay mơ ác mộng tại đây.
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Đây có phải bệnh lý không?
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên thường xuyên mơ, thậm chí hàng ngày rất có hại đến sức khỏe. Vậy, ngủ mơ thường xuyên có phải là bệnh lý không? Cách khắc phục ra sao?
Giấc ngủ là gì?
Ngủ là nhu cầu sinh học của con người. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau một thời gian hoạt động.
Bạn đang xem:
Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não.
Thế nào là giấc ngủ bình thường?
Giấc ngủ bình thường ở người kéo dài từ 7-8 giờ (Khoảng trung bình dao động từ 4-11 giờ) trung bình một đêm, khi ngủ dậy thấy tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.
Giấc ngủ bình thường sau khi tỉnh giấc thấy người thoải mái, khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Thế nào là ngủ mơ?
Ngủ mơ là trong thời gian ngủ, chúng ta nằm mơ thấy một hiện tượng, sự vật nào đó… Ngủ là một trạng thái gồm nhiều giai đoạn không đồng nhất, các giai đoạn này luân phiên kế tiếp nhau có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ có hai pha: pha nhanh và pha chậm. Trong pha nhanh xuất hiện giấc mơ.
Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90-120 phút. Mỗi đêm, giấc ngủ có khoảng 4-5 chu kỳ mà kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Càng về sáng, pha nhanh kéo dài hơn, nghĩa là giấc mơ cũng dài hơn. Vậy mơ ngủ là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường.
Khi nào thì ngủ mơ được coi là bệnh lý?
Hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người. Do đó, không có tiêu chuẩn nào áp dụng chung cho tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp nếu thi thoảng ngủ mơ không có quy luật, hoặc khi mệt mỏi thì không tính là bệnh lý. Nếu trạng thái ngủ mơ diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại và gây mệt mỏi thì có thể coi như trường hợp đó là ngủ mơ bệnh lý cần điều trị.
Nguyên nhân của ngủ mơ
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…
Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý?
Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.Một số trường hợp gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Mộng du là hiện tượng bệnh lý (Ảnh minh họa)
Ngủ mơ thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Gây mệt mỏi, không thoải mái khi tỉnh giấcCó người mơ đến sáng mới thức dậy, nhưng có người lại thức dậy trong khi mơ và sau đó tiếp tục ngủ lại.Việc giấc mơ bị phá vỡ vì bất kỳ lý do gì đều gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái khi tỉnh dậy.Gây khủng hoảng tâm lý, hoảng sợ, lo lắngTrong trạng thái khủng hoảng về tâm lý, ta sẽ gặp những giấc mơ hãi hùng hay còn gọi là ác mộng; khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoảng sợ và lo lắng.Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Mơ quá nhiều, ngày nào cũng mơ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, người uể oải, khó chịu…làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc và đời sống.
Ngủ mơ nhiều gây khủng hoảng tâm lý, lo lắng…(Ảnh minh họa)
Làm gì để hạn chế ngủ mơ?
Hạn chế ngủ mơ bằng tâm lý
Bạn cần lưu ý tránh những căng thẳng về thể lực, không vận động quá sức kể cả tập thể dục hay lao động. Ngoài ra, yếu tố tâm lý trước khi đi ngủ rất quan trọng, bạn nên thư giãn bằng các bản nhạc nhẹ hoặc bằng cách vẽ tranh, tô màu, đọc sách trước khi đi ngủ sẽ rất có lợi cho sức khỏe và dễ chìm vào giấc ngủ sâu.
Xem thêm:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp tránh ngủ mơ
Bạn cần lưu ý đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên, có thể vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Đi bộ trước khi đi ngủ cũng giúp thư giãn và lưu thông khí huyết tốt.
Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ… vì chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, dễ mơ mộng.
Trước khi ngủ bạn không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Lưu ý buổi tối chỉ nên ăn một lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây khó ngủ và không gây tình trạng tích lũy mỡ trong cơ thể, gây tăng cân.
Chú ý tư thế ngủ để hạn chế ngủ mơ
Tư thế ngủ rất quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Bạn không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ đó sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu nên não.
Khi đi ngủ, bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngủ ngửa hoặc nằm nghiêng sang 1 bên nếu muốn. Tuy nhiên, không nên quá gò ép vào 1 tư thế nhất định cũng gây căng thẳng. Hãy lựa chọn cho mình 1 vài tư thế ngủ quen thuộc và miễn là bạn thấy thoải mái, khỏe khoắn sau khi dậy, thì đó có thể là 1 thư thế phù ngủ phù hợp với bạn.
Có nhiều tư thế ngủ khác nhau, bạn có thể áp dụng thử
Chú ý thời lượng giấc ngủ để không ngủ mơ
Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày). Thời lượng giấc ngủ cho từng người là không giống nhau. Có những người chỉ cần ngủ rất ít từ 4-5 tiếng mỗi ngày, có những người nhất định phải ngủ tới 9-10 tiếng mỗi ngày để hồi phục sức khỏe. Với cá nhân bạn, sau khi đã xây dựng được lối sống lành mạnh, bạn hãy tự dò xét thời gian giấc ngủ như thế nào là phù hợp nhất với bản thân để cân đối thời gian ngủ. Ngủ đủ giấc giúp bạn hồi phục sức khỏe thể lực và trí lực để có thể làm việc hiệu quả và cũng giúp bạn tránh được tình trạng ngủ mơ thường xuyên.
Lời kết
Ngủ mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ. Ngủ có thể nói hoặc không nói, thỉnh thoảng mơ hoặc thường xuyên nằm mơ….tùy theo mỗi người.
Theo phân tâm học, ngủ mơ là hiện tượng bình thường của con người phản ảnh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức, chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được.
Xem thêm:
Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến công việc và học tập thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế hoặc tư vấn tâm lý để được khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!
Vậy là đến đây bài viết về Tại sao ngủ hay mơ ác mộng đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN
Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!