Blogs

Design Thinking Là Gì – Và Tại Sao Nó Lại Phổ Biến Đến Vậy

Trong cuộc sống, học tập và công việc, con người ta luôn phải đối mặt với những vấn đề từ đơn giản, đến phức tạp. Và mỗi vấn đề đều có thể giải quyết bằng một, hay nhiều cách khác nhau. Điều này tùy thuộc vào năng lực sáng tạo của mỗi người, mà chẳng cần một phương pháp hay quy trình nào. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta, những bậc phụ huynh, mỗi ngày phải đối đầu hàng trăm ngàn vấn đề hóc búa, hay các con, đôi khi cân não chỉ vì “hộp bánh, cái kẹo”, không có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp chung để tăng tốc độ và tối ưu hiệu quả cho quá trình đó. Đó là lý do mà Design thinking ra đời.

Đang xem: Design thinking là gì

*

Design thinking là gì?

Vậy Design Thinking là gì? Design thinking hay tư duy thiết kế là một mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nó cho phép người ta rà soát toàn diện vấn đề và tư duy thích hợp để tìm ra một giải pháp tối ưu. Với cách học giải quyết vấn đề thông thường, các em thường chỉ được học phân tích vấn đề ở mặt bề nổi để giải quyết. Ngược lại, nguyên lý của Design Thinking đặt con người làm trung tâm của mọi sản phẩm hay giải pháp. Nó khuyến khích người ta nhìn vấn đề ở nhiều góc độ của người dùng và tích hợp lại. Qua đó, tạo ra những sản phẩm có tính hữu dụng cao cho người dùng.

Còn gì tốt hơn nếu tinh thần Design thinking được truyền tải một cách phù hợp cho các con từ khi còn nhỏ. Giúp con hiểu rõ design thinking là gì, từ đó thấu hiểu và giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả.

XEM THÊM:  Con Trai Ăn Đậu Phụ Nhiều Có Tốt Không ? 7 Tác Hại Của Đậu Phụ Đối Với Nam Giới

*

Quy trình Design Thinking với 5 bước

Sau khi tìm hiểu design thinking là gì, bạn sẽ cần nắm rõ 5 bước sau để ứng dụng design thinking hiệu quả:

Bước 1. Empathize – Thấu hiểu vấn đề

– Mỗi khi “đụng độ” một vấn đề khó khăn, hãy tập cho con thói quen đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu sắc ngọn nguồn vấn đề. Thấu hiểu những nhu cầu, những nỗi khó khăn mà nó gây ra.– Công cụ hỗ trợ: 5-Whys – đặt 5 câu hỏi tại sao để đào sâu vấn đề. 6 Kipling’s questions, đặt 6 câu hỏi về: Why – Tại sao, What – Cái gì, Where – Ở đâu, When – Khi nào, Who – Ai, How – Làm thế nào

Bước 2. Define – Mô tả vấn đề

– Sau khi có sự thấu hiểu toàn diện về mọi mặt của vấn đề, các con phải biết cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu tất cả những mảnh ghép đó. Để có được một bức tranh tổng thể, mà nhìn vào đó người ta có thể thảo luận để sáng tạo ra giải pháp.– Công cụ hỗ trợ: Fishbone Diagram – sơ đồ xương cá, một biến thể của mindmap và rất hữu dụng trong giải quyết vấn đề. Từng nhánh xương cá sẽ là 6 nhóm vấn đề mà 6 Kipling’s Questions đã tìm ra.

Xem thêm: So Sánh Hai Máy Mài Total Có Tốt Không ? Máy Cắt Total Của Nước Nào

*

Bước 3. Ideate – Sáng tạo giải pháp

– Ở bước này, cũng là bước thú vị nhất, con và đồng đội sẽ tự do sáng tạo ra hàng trăm ý tưởng đột phá để giải quyết vấn đề. Dựa trên sự thấu hiểu vấn đề được mô tả bằng sơ đồ xương cá.– Công cụ hỗ trợ: Brainstorming, một khái niệm khá quen thuộc trong các buổi họp tại công sở, nhưng sự thật là không phải ai cũng biết brainstorm hiệu quả.

XEM THÊM:  Tìm hiểu về component và vòng đời của Vue.js - Vue.js Lifecycle Hooks

– Toàn bộ quá trình Brainstorming cần thực hiện theo 5 bước sau:1- Mô tả và giải thích vấn đề với mọi người tham gia, dựa trên Fishbone Diagram.2- Thông báo quy luật làm việc, Không-Phán-Xét bất kỳ giải pháp nào được đưa ra.3- Xây dựng kho ý tưởng bằng cách mỗi người tự ghi tất cả giải pháp của mình cho vấn đề đó lên một tờ giấy note, càng nhiều càng tốt, không quan tâm tính đúng sai.4- Thảo luận, phân loại tất cả ý tưởng thành từng vùng tương đồng, chọn ra 1-2 ý tưởng tốt nhất cho mỗi vùng.5- Đánh giá những ý tưởng đã được lọc ra và chọn 1-2 giải pháp tối ưu.

Bước 4. Prototype – Làm mẫu

– Đây là lúc con cần sử dụng những công nghệ hỗ trợ, để làm ra một số sản phẩm hay giải pháp mẫu cho vấn đề đang đề cập.– Công nghệ in ấn 3D khi ra đời đã được xem như là một bước nhảy đột phá để thực hiện thao tác này. Nó cho phép tạo ra sản phẩm mẫu một cách đơn giản và nhanh nhất.

*

Bước 5. Test – Thử nghiệm

– Sau khi có sản phẩm mẫu, con cần so sánh lại với Fishbone Diagram xem có giải quyết được vấn đề một cách triệt để hay chưa.– Thu thập ý kiến, nhận xét của người sử dụng sản phẩm cũng là một cách thử nghiệm đơn giản, nhằm đảm bảo tính hữu dụng của nó.

XEM THÊM:  Vietlott Keno Là Gì Cho Người Mới Chơi, Chơi Như Thế Nào

Xem thêm: vòng tay đẹp cho nữ

Ứng dụng Design Thinking

Design Thinking là gì và ứng dụng thế nào cho hiệu quả luôn là một câu hỏi làm đau đầu các nhà chuyên môn. Ngày nay, nó được áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp mới trong mọi mặt của cuộc sống. Ví dụ như trong quản lý điều hành, trong thiết kế sản phẩm, trong giáo dục, văn hóa… Năm 2016, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) đã khảo sát các CEO hàng đầu và kết luật rằng: khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo xếp đầu trong 10 kỹ năng quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Để phát triển những kỹ năng này cần phải có sự đầu tư giáo dục từ sớm. Bởi ngày nay, rất nhiều các các công ty công nghệ dù có hàng ngàn kỹ sư giỏi, mỗi năm sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, có những chức năng và thiết kế rất ấn tượng, rất “ngầu” nhưng cuối cùng vẫn thất bại vì đã không đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng.Bạn có muốn con dẫm chân vào những vết xe đổ đó? Hãy thử ứng dụng Design thinking ngay hôm nay và dạy con sử dụng nó, không phức tạp như bạn nghĩ đâu!

Học Design thinking ở đâu?

Innovation Space – Không gian sáng chế dành cho học sinh đầu tiên tại Việt Nam! Nơi con thấu hiểu Design thinking là gì và ứng dụng nó một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề gặp phải.www.innovationspace.vn

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button