Game

Lý trí không thắng nổi con tim

Bạn đang quan tâm đến Lý trí không thắng nổi con tim phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Lý trí không thắng nổi con tim tại đây.

Có hai bảo vật mà Tạo Hóa dành tặng cho con người, giúp cho họ trở nên trổi vượt hơn những loài khác đó là lý trí và con tim. Lý trí giúp con người biết phân định đúng sai, biết suy tính thiệt hơn, biết sáng tạo… Lý trí giúp con người thấu hiểu vấn đề, phân tích vấn đề cách rõ ràng và từ đó tìm ra những giải pháp khôn ngoan cho vấn đề ấy. Còn trái tim thì gợi lên trong tâm trí ta một cái gì đó mềm mỏng hơn, nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn. Người ta thường tin vào những gì lý trí nói, vì những gì xuất phát từ lý trí thì có căn cứ, có lập luận nên vững chắc hơn, chứ ít ai cậy vào những thúc đẩy của con tim. Thế nhưng, con tim cũng có thứ ngôn ngữ của riêng nó, mà có khi lý trí chẳng thể nào hiểu được. Ngôn ngữ của con tim không xuất phát từ lập luận hay dẫn chứng, nhưng tuôn trào ra từ một suối nước vô hình nào đấy ở bên trong mình.

Bạn đang xem: Lý trí không thắng nổi con tim

Con tim là cội nguồn của tình yêu. Khả năng yêu là khả năng Tạo Hóa ban cho tất cả mọi loài và nó có một sức mạnh vô biên, đến cả cái chết cũng chưa chắc thắng được nó. Tình yêu không nằm trong phạm trù của lý trí, nhưng ở con tim. Ai yêu mà yêu bằng lý trí thì chẳng thật sự yêu. Khi yêu ai, ta cứ thế mà yêu thôi, chứ không cần lý trí phân tích tại sao, thế nào, được gì mất gì. Lý trí không thể cho ta câu trả lời cho câu hỏi tại sao ta yêu người này mà không là người khác, tại sao ta nhớ nhung và cảm thấy hạnh phúc bên người kia mà không phải là người nọ. Khi con tim đã bắt phải yêu rồi, thì khó có thể dùng lý trí để cân đo đong đếm. Đó là ngôn ngữ của riêng nó, chỉ một mình nó và trái tim cùng tần số bên kia hiểu được. Lý trí không có thẩm quyền trong chuyện bắt ta phải yêu ai, ghét ai. Lý trí chỉ có thể giúp ta nhìn về tình yêu ấy ở góc độ bên ngoài, về tính đúng đắn của nó, hậu quả của nó và cách thức dựng xây nó mà thôi. Còn riêng về dòng cảm xúc chất chứa trong tình yêu, lý trí chẳng thể can thiệp được.

Bên cạnh tình yêu mang tính cá nhân ấy, con tim cũng nói với ta rằng chẳng ai có thể sống hạnh phúc, nếu người ấy không đặt mọi tư tưởng, lời nói, hành vi của mình trên nền tảng tình yêu mến đại đồng. Chính nhờ việc mở lòng mình ra, trải rộng con tim mình ra để đón nhận mọi người, ta mới thấy cuộc đời mình thật ý nghĩa. Khi ta thấy một cảnh tượng tang thương, cảnh đói rách, cảnh chiến tranh… ta thường thấy trong lòng mình bừng lên một cảm xúc nào đấy. Con người chúng ta không phải là những cỗ đá chơ vơ lạnh lùng, không cảm giác. Như một bản năng tự nhiên, ta thường vui với người vui, buồn với người buồn. Người nào làm ngược lại sẽ bị cho là bất thường hay thậm chí là bất nhân. Bởi thế, ngay tự trong ý nghĩa của địa vị con người, ta đã bao hàm cả một lòng thương cảm, một tình thương yêu, một khao khát ước mong mọi loài chung quanh ta được hạnh phúc, an vui, ấm áp. Nhờ có con tim, ta mới biết nhớ, biết bồi hồi, biết giận dỗi; ta mới có những tiếng cười giòn ta hạnh phúc, ta mới có những giọt nước mắt làm ướt đẫm bờ mi.

Lý trí của con người là một vũ khí sắc bén giúp con người trở nên mạnh mẽ và sáng suốt. Nó chỉ tin vào những gì nó lý luận được dựa trên những luận cứ chắc chắn. Vì thế, người nào lý trí quá thì cũng thường rất nguyên tắc và rập khuôn. Sống như thế, tuy rằng chẳng có gì sai, nhưng sẽ làm cho con người mình trở nên lạnh lùng và cuộc sống của mình trở nên như một tảng băng. Cuộc sống vốn phức tạp và không ngừng thay đổi, lại phong phú và hàm chứa nhiều điều bí ẩn. Điều trớ trêu là những gì mà lý trí chưa xác minh là đúng, nó sẽ chẳng chịu khuôn theo. Con tim thì hoạt động theo một cách thức khác. Nó có thể trực giác được những điều mà lý trí chưa kịp hiểu. Nó thúc đẩy người ta tìm đến lối hành xử mà có khi lý trí không bằng lòng. Trong một số trường hợp, nó có thể phá vỡ nguyên tắc. Tiêu chuẩn đánh giá một vấn đề của nó cũng khác, vì vốn dĩ, nó vượt ra khỏi những tính toán về số lượng hay chỉ tiêu. Chẳng hạn, một tỷ có thể vô cùng lớn trong cái nhìn của lý trí, nhưng có khi chẳng là gì dưới con mắt của con tim. Nhưng cũng bởi vì con tim hành động chẳng theo nguyên tắc nào nên cũng có khi nó làm cho mọi việc thêm rắc rối.

*

Con tim và lý trí hệt như hai cán cân giúp làm quân bình con người. Người nào lý trí quá thì trở nên khô cứng. Người nào tình cảm quá thì cũng không giải quyết được gì. Lý trí thường được ví như ánh mặt trời oai phong giúp làm sáng tỏ và đốt nóng mọi sự. Còn con tim là ánh trăng ngọt lịm giúp xoa dịu cái nắng oi bức của một ngày, mang đến cho người ta một cảm giác thanh bình và thoải mái. Có lúc người ta cần mặt trời, nhưng cũng có khi người ta cần mặt trăng. Điều đó giúp cho cuộc sống được hài hòa hơn. Người ta không thể lúc nào cũng lý luận, cũng nguyên tắc vì biết đâu nó sẽ dập tắt tình người. Nhưng người ta cũng không thể cứ luôn ủy mị, đến độ bỏ qua lề luật, quy định. Ai cũng như thế thì còn gì là kỷ cương, phép tắc.

Bởi thế, sẽ là khôn ngoan khi trong mọi tính toán của lý trí, ta đưa vào một chút tình, và trong những cảm xúc yêu thương, ta đặt để vào một chút lý. Chẳng có một quy tắc nào giúp ta biết là nên cân bằng giữa lý và tình như thế nào cho vừa phải. Điều này ta phải học một cách từ từ qua những kinh nghiệm trong cuộc sống, và có khi là qua những lần sai phạm. Nhưng ít ra, ý thức về điều này sẽ giúp chúng ta cẩn trọng hơn trong những chọn lựa của mình.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

*

()”Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù”

Thứ Hai Tuần XXI Mùa Thường Niên Năm B

Bài đọc 1:1 Tx 1, 1-5. 8b-10Bài đọc 2:Đáp ca:Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9bPhúc âm:Mt 23, 13-22

Bài đọc1:1 Tx 1, 1-5. 8b-10

“Anh em đã từ bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa, để trông đợi Con của Người, Đấng mà Người cho sống lại”.

Khởi đầu thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Phaolô, Silvanô và Timôthêu kính gửi giáo đoàn Thêxalôni-ca trong Thiên Chúa Cha và trong Chúa Giêsu Kitô. Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an.

Tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa cho mọi người anh em; trong khi tôi cầu nguyện, tôi hằng nhớ đến anh em không ngừng, tôi nhớ đến sự nghiệp của lòng tin, công việc của lòng bác ái, sự vững lòng trông cậy của anh em vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta.

Hỡi anh em là những kẻ được Thiên Chúa yêu mến, tôi từng biết anh em được Chúa tuyển chọn, bởi vì Tin Mừng của chúng tôi ở nơi anh em, không phải chỉ với lời nói mà thôi, mà là với quyền năng, với Thánh Thần, và với lòng xác tín, như khi chúng tôi còn ở giữa anh em, anh em biết chúng tôi sống thế nào vì anh em.

Trong mọi nơi, lòng tin của anh em vào Thiên Chúa đã quá rõ rồi, đến nỗi chúng tôi không còn nói thêm làm gì nữa. Vì người ta thuật lại việc chúng tôi đã đến với anh em thế nào, và anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa làm sao để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống và chân thật, để trông đợi Con của Người từ trời mà đến, (Đấng mà Người đã làm cho từ cõi chết sống lại) là Đức Giêsu, Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến.

Đó là lời Chúa.

Bài đọc2:

Phúc âm:Mt 23, 13-22

XEM THÊM:  Game 7 viên ngọc rồng siêu cấp

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi đóng cửa nước trời không cho người ta vào: vì các ngươi không vào, mà kẻ muốn vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào.

“Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi đọc kinh cho dài để nuốt tài sản của các bà goá, bởi thế, các ngươi sẽ chịu phán xét nặng hơn.

“Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi rảo khắp biển khơi và lục địa, để tìm cho được một người tòng giáo, nhưng khi đã cho người đó tòng giáo, các ngươi làm cho nó trở thành con cái hoả ngục gấp hai lần các ngươi.

“Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù! Vì các ngươi nói rằng: Ai lấy đền thờ mà thề, thì không có giá trị gì, nhưng ai lấy vàng trong đền thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi kẻ ngu ngốc và đui mù, chớ thì vàng hay là đền thờ thánh hoá vàng, cái nào trọng hơn? Các ngươi còn bảo rằng: Ai lấy bàn thờ mà thề, thì không giá trị gì, nhưng ai lấy của lễ để trên bàn thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi những kẻ đui mù, chớ thì của lễ hay là bàn thờ thánh hoá của lễ, cái nào trọng hơn?

“Vậy ai lấy bàn thờ mà thề, thì lấy cả bàn thờ và mọi sự để trên bàn thờ mà thề. Kẻ nào lấy đền thờ mà thề, thì lấy cả đền thờ và Đấng ngự trong đền thờ mà thề. Và kẻ nào lấy trời mà thề, thì lấy ngai toà Thiên Chúa và Đấng ngự trên ngai toà ấy mà thề”.

Đó là lời Chúa.

Đáp ca:Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9b

Đáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

Xướng:

1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Đấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. – Đáp.

2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. – Đáp.

3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Đó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. – Đáp.

ALLELUIA: 2 Cr 5, 19

Alleluia, alleluia! – Thiên Chúa ở trong Đức Kitô đã giải hoà thế gian với Người, và đã đặt lời giải hoà trên môi miệng chúng tôi. – Alleluia.

Lời chúa:

Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù

Suy niệm:

CHÚA CHÚNG TA “DỮ” LẮM SAO?

“Các người khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào. Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào.” (Mt 23,13)

Suy niệm: Một người giáo dân tâm sự: “Thưa cha, mỗi lần đi lễ về, con lại có ‘một bản xét mình.’ Nghe bài giảng giải Lời Chúa, con chẳng thấy chút niềm vui, ánh sáng hân hoan nào cho đời mình; ngược lại, chỉ nghe toàn bài học luân lý và xét mình. Lời nào của Chúa Giê-su cũng được diễn giải thành lỗi thành tội; thế là con thấy mình có bao tội. Con cảm thấy buồn mỗi khi dự lễ.” Câu chuyện đó có thể là cảm nhận chủ quan của một người, nhưng đáng chúng ta suy nghĩ về việc giáo huấn, giảng dạy trong cộng đoàn. Đọc lại Tin Mừng, ta thấy có vẻ như những lời nặng nề nhất của Chúa Giê-su dành cho những người lãnh đạo Do Thái giáo là người Pha-ri-sêu, kinh sư: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu…” (Mt 23,13). Họ bị Chúa khiển trách, bởi vì họ là những người thay quyền Chúa, nhưng đôi khi hành xử như mình là Chúa.

Mời Bạn: Chúa Giê-su của chúng ta rất hiền hậu, dịu dàng, nhưng thẳng thắn chỉ cho người sai lỗi thấy sự thật: sửa lỗi vì yêu thương, yêu thương trong sự thật. Chúa “nghĩa nộ,” khiển trách vì muốn chúng ta phản tỉnh, nhận ra sai sót, và hoán cải.

Xem thêm: Download The House Cho Android, Game Ngôi Nhà Ma

Sống Lời Chúa: Sống tinh thần tôi tớ phục vụ khi được Chúa sai đi trong ơn gọi của bậc sống mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa hiền lành và khiêm nhường, nhưng Chúa cũng khiển trách, “nghĩa nộ.” Chúa yêu thương nhưng công bằng. Xin Chúa thức tỉnh con, để con sống đẹp lòng Chúa mỗi ngày trong tinh thần phục vụ khiêm tốn. Amen.

*
*
*
*

Sách sắp xuất bản

Sách Chuyện Khó Nói

Sách Trận chiến giữa Thiên Chúa và ma quỷ

Sách Ma quỷ

Tin tức giáo hội

Phép lạ Thánh Thể kỳ diệu nhất trong 20 năm qua

Phong thư chứa “ba viên đạn” cho ĐTC

Gởi người bạn tu sĩ trẻ lên đường đi vào tâm dịch

Nữ tu bị ba thiếu nữ đâm chết được tuyên phong chân phước

Thẩm phán bị mafia Sicily sát hại sẽ được tuyên chân phước

Bài viết mới nhất

Ba trọng tội nguy hiểm

*

Phép lạ Thánh Thể kỳ diệu nhất trong 20 năm qua

*

Mười người con đi tu

Tình yêu và quyết chí

*

Tuần Cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

82045 Lượt xem

*

Xin cầu nguyện khẩn cấp!

61713 Lượt xem

*

Nhà Thờ Công Giáo Ở Tỉnh Giang Tây Ép Buộc Treo Chân Dung Ông Tập Thay Hình Tượng Đức Mẹ

51752 Lượt xem

*

Tỷ phú công nghệ Bill Gates: “Tin Chúa là cách lựa chọn khôn ngoan nhất”

47193 Lượt xem Video – Clip

Trong hành trình sa mạc, Chúa đã nuôi dân của Người trong sa mạc bằng bánh Manna, bằng những lời chỉ dẫn của Ngài. Còn với chúng ta thì Người vẫn tiếp tục nuôi dưỡng, không chỉ bằng bánh Mana mà còn bằng Thánh Thể, bằng Lời của Người – Là thần lương được ban tặng để nuôi dưỡng chúng ta mỗi ngày. Vì thế mỗi lần cử hành phụng vụ Thánh là mỗi lần chúng ta được đến trước thánh nhan Chúa. Được ăn lấy những lời hằng sống, ăn lấy chính Thánh Thể của Người. Để chúng ta tiếp tục cuộc hành trình sa mạc nơi dương thế cho đến ngày hoàn tất hành trình đó trong cuộc vượt qua cái chết để đến với sự sống đời đời.

Quả thật, Lời của Chúa không chỉ là lời hằng sống mà đó còn là những “chìa khóa” để tháo gỡ những “nút thắt” mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy đâu là “nút thắt” và đâu là “chìa khóa” mà Chúa nói đến ngày hôm nay?

*

Sự bất nhất trong lời nói và hành động

Hôm nay, Chúa Giêsu dùng Lời của Người để khai mở cho chúng ta cái “nút thắt” mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. “Nút thắt” này làm cho nhiều người trở nên bối rối vì không biết nên ứng xử như thế nào. Cái “nút thắt” đó chính là sự bất nhất giữa lời nói và hành động. Giữa lời giảng dạy và cách sống của những người mà chúng ta được thụ huấn với họ.

Qua bài Tin Mừng hôm nay. Chúa kể lại chuyện những người Pha-ri-sêu giảng dạy, ngồi lên tòa Mô-sê và dùng Lời của Chúa nhưng trong cuộc sống thật của họ thì lại ngược lại. Đứng trước “nút thắt” đó thì người môn đệ phải làm thế nào? Có phải là người môn đệ bắt bẻ lại họ mà không lắng nghe lời của Chúa xuất từ miệng họ hay không? Hay là người môn đệ bắt chước lại cứ nghe lời Chúa và sống bậy bạ như họ?

Không! Dường như điều đó là không thể. Trong đời sống tu cũng vậy, nhiều khi chúng ta thấy được sự bất nhất của người hướng dẫn mình. Có thể họ nói, giảng dạy hay nhưng đời sống và hành động của họ lại ngược lại với những điều họ dạy. Và trong trường hợp đó chúng ta phải làm gì?.

Chìa khóa tháo gỡ “nút thắt”

Chúa Giê-su đã cho chúng ta một chìa khóa để gỡ cái “nút thắt”, đó là: những gì mà họ nói về Lời của Chúa thì chúng ta hãy làm theo, dẫu rằng họ sống ngược với những gì họ nói. Những gì Chúa Giê-su dạy qua họ thì chúng ta làm còn những gì họ sống ngược với lời Chúa thì chúng ta không bắt chước sống theo họ.

Cho dù chúng ta là những người tu sĩ hay là giáo dân đi chăng nữa thì cũng hãy luôn nhớ lấy nguyên tắc này như là “chìa khóa” để tháo gỡ những “nút thắt” trong lòng. Đừng vì người khác sống dở mà Lời của Chúa qua họ thì chúng ta lại không nghe, không đón nhận. Hay nhiều khi thấy họ sống dở thì bản thân chúng ta lại sống dở giống họ. Tất cả những điều đó là làm ngược với những lời mà Chúa Giê-su dạy cho chúng ta.

XEM THÊM:  Game liên quân đài loan

*

Chọn lựa giữa người của Thiên Chúa và Lời của Thiên Chúa?

Và để cho “chìa khóa” này được người ta đón nhận thì Chúa Giêsu một lần nữa phân định cho chúng ta giữa Thiên Chúa và những người đại diện cho Người. Dù bản thân họ có cao siêu, vĩ đại hay thánh thiện đến đâu đi chăng nữa thì họ cũng không phải là Thiên Chúa. Chính bởi vậy nên Chúa Giêsu đã nhắc lại: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “Ráp-bi”, nghĩa là thầy. Vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em. Vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo. Vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô” (Mt 23, 8-10).

Khi phân vân giữa người của Thiên Chúa và Lời của Thiên Chúa có sự bất nhất đó thì chúng ta phải hướng về Thiên Chúa chứ không phải hướng về người trung gian. Chính vì không hiểu được nguyên tắc này nên bao nhiêu người sống đời tu vấp ngã chỉ vì thấy sự bất nhất nơi người hướng dẫn mình mà bỏ về và thậm chí là bỏ đạo.

Cầu nguyện:

Xin Chúa cho chúng con nghe và hiểu được nguyên tắc này. Để chúng con có thể gỡ được “nút thắt” thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là sự bất nhất của người hướng dẫn đối với chúng con. Đồng thời Xin Chúa giúp cho chúng con biết cố gắng tránh xa sự bất nhất đó để giữa lời chúng con rao giảng và cuộc sống của chúng con nên một. Và để từ đó lời Chúa được người khác dễ dàng đón nhận và lời Chúa được sinh hoa kết quả nơi tâm hồn người khác cách hiệu quả hơn.

(Trích bài giảng cha Gio-an Lưu Ngọc Quỳnh CSsR trong thánh lễ của nhà Tĩnh tâm Giê-ra-đô)

Maria Hoàng Thảo

Truyền thông sinh viên Công Giáo

*

Em, cô gái hai mươi bốn tuổi, chưa một lần có hứng thú tìm hiểu về tính dục. Em bất thường nhưng luôn nghĩ mình bình thường. Em và Linh chơi thân với nhau. Dường như có chuyện gì hai đứa cũng kể cho nhau nghe. Hôm đó em kể cho Linh nghe về chuyến đi chơi dài ngày với những anh bạn trong xứ. Linh có vẻ ngạc nhiên hỏi:

Chơi gần gũi với con trai như vậy mà cậu không có cảm giác gì sao?

Cảm giác là cảm giác gì? Em vô tư hỏi lại.

Rồi em tiếp tục kể về những trò chơi, rồi ăn, uống, ngủ, nghỉ ra sao…Linh chưa hết vẻ ngạc nhiên và tiếp tục hỏi em:

Cậu không có cảm giác gì khi ăn chung, ngủ chung với các anh sao?

Sau một hồi hỏi về những hành động cũng như cảm xúc của em, Linh kết luận:

Cậu vô cảm thật rồi!

Linh nói với em như thế nhưng em không mấy để ý tới lời đó của Linh.

Bảy tháng sau, khi được tham gia lớp tính dục học, em mới thật sự tin là mình không bình thường như bao cô gái khác. Em bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về bản thân. Em nhớ là đã nghe nhiều những câu chuyện cuộc đời liên quan đến tính dục từ những người bạn. Họ cảm thấy mệt mỏi khi phải chiến đấu với những ham muốn trong mình. Em nghe, biết nhưng lại không có được cảm giác như họ. Em cũng nghe đâu đó những chuyện hãm hiếp phụ nữ và trẻ em, em thấy được sự nguy hiểm nhưng chỉ dừng ở đó mà không có một chút cảnh giác nào. Những cảm giác về tính dục trong em hình như đang bị đóng băng. Bởi em vô cảm với thế giới này.

Với một xã hội ảnh hưởng nhiều bởi thế giới của tính dục, nhiều người đã ngụp lặn vào đó mà không thoát ra nổi. Bao nhiêu hình ảnh, phim ảnh xấu được tiêm nhiễm vào đầu các bạn trẻ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Nhưng với em, tính dục chẳng có ý nghĩa gì. Để biết mình rõ hơn, em đã cố tình xem trong vòng một tiếng đồng hồ với hơn mười đoạn phim nóng về đời sống chăn gối… Em cảm thấy nhàm chán, chẳng có hứng thú gì với những cảnh quay đó. Quả thật, khi nói đến địa hạt tính dục, em như con cá bị lạc vào thế giới của những chú chim bay lượn trên không trung, lạc lỏng và cô đơn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình. Em trở nên như một đứa trẻ đang sống trong thế giới của người lớn và mặc cho người lớn làm gì thì làm.

Tình cảm tỷ lệ thuận với sự ham muốn tính dục, khi có tình cảm xen vào, năng lượng tính dục có thể tăng lên đỉnh điểm. Vậy mà với em thì khác. Năm năm trước, em yêu Thành, yêu tha thiết, yêu bằng tất cả con tim. Tình yêu đó trong trắng như thiên thần. Tình yêu đó thân thiết như ruột thịt. Cứ đều đặn như vậy suốt hai mùa hoa phượng. Em hạnh phúc khi ở bên cạnh Thành. Lúc đó, em được yêu thương. Em cảm nhận được một vòng tay ấm áp đang ôm lấy em. Và rồi… Thành chủ động chia tay mà không cho em lấy một lý do. Em tôn trọng quyết định của Thành nhưng quyết định đó như một mũi dao đâm thẳng vào trái tim nhỏ bé của em. Vết dao ấy còn sâu hơn khi Thành một mực không nói ra lý do chia tay… Cho đến bây giờ, em phần nào chắc chắn lý do ấy. Qua những gì em kể, qua những gì em thể hiện, qua những lời từ chối một cách nào đó, Thành biết em là người lãnh cảm với tính dục và đó là lý do Thành chia tay. Người em nhẹ đi khi tìm ra câu trả lời cho mối tình đầu đời. Và như thế, em thấy rõ hơn nơi mình không có sự ham muốn tính dục như một người bình thường.

Thấy được sự khác biệt với những người xung quanh, em cố hỏi thăm anh bạn google, để xem có người nào giống mình hay không. Và…một thế giới như được mở ra trước mắt em, không phải một người mà cả một cộng đồng, gọi là cộng đồng người vô tính. Họ có fanpage để giao lưu, trò chuyện, đồng cảm và để mỗi người biết rằng họ không cô đơn trong thế giới người vô tính. Em giật mình với những gì em đang thấy trên màn hình vi tính. Sao những dòng tâm sự của họ buồn đến như vậy? Họ đã phải chiến đấu rất nhiều cho cái sự thật nơi con người của họ. Trong em bắt đầu có cảm giác lâng lâng. Em là người vô tính sao? Em cũng sẽ phải trải qua cảnh bị cô lập, bị loại trừ sao? Thế giới luôn luôn đa dạng, luôn có cái gọi là số đông và những cái khác số đông đó. Em sẽ thuộc trong top khác số đông – top người vô tính chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số thế giới kia sao?

Em là người vô tính… Đầu em như bị xoáy sâu vào thế giới người vô tính. Em không dám chấp nhận sự thật. Mọi người sẽ dần tránh xa em khi biết em là người vô tính và cho rằng em lập dị. Hiện tại… tương lai…rồi đây em sẽ phải sống như thế nào? Thế giới thứ tư, một thế giới xa lạ mà em chưa từng nghĩ tới. Bao nhiêu lần gặp phải vấn đề đó qua facebook, qua youtube nhưng em đã nhắm mắt cho qua vì nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì đến mình. Nhưng lúc này đây, nó có nguy cơ nằm ngay trong chính con người của em. Em bối rối, hoang mang, lo lắng…

Rồi… em cố gắng giữ bình tĩnh và đặt lại vấn đề: Tại sao nhìn thấy status tâm trạng của những người vô tính, em lại bị cuốn theo một cách không kịp suy nghĩ như vậy? Người vô tính thì sao chứ? Là người vô tính thì có gì đâu mà phải sợ? Mà… có thật em vô tính? Tại sao em vô tính? Bẩm sinh hay ngộ nhận?

XEM THÊM:  One Piece Bounty Rush - Bandai Namco Entertainment America

Em không bằng lòng để kết luận một điều gì khi chưa tìm hiểu kỹ về nó hơn nữa đây là tính cách và là con người của mình. “Tại sao em vô tính?” … Em suy nghĩ và quyết định tìm hiểu về nó bởi chẳng có gì là tự nhiên, bởi cái gì cũng có nguyên nhân của nó.

Em lướt qua các trang mạng. Em nhìn về gia đình, anh chị em của mình. Em nhìn lại những gì liên quan đến tính dục nơi bản thân. Em lăn xả vào những trang giấy để đi sâu vào con người em ở hiện tại, con người em ở quá khứ. Con người em được bóc tách từng ít một, bao nhiêu dấu hiệu của sự lãnh cảm em viết ra. Rồi cũng có một vài cảm giác ít ỏi khi bị người khác cố tình đụng chạm, em cũng viết hết ra. Em đi tìm, tìm mãi vẫn không thấy được lý do nào đủ để biến em thành con người như thế này.

Em ra sức tìm hiểu bản thân cũng như thu thập nhiều thông tin từ những cảm xúc trong từng ngày sống. Thời gian qua, em thương một anh. Em biết rõ đó không phải là tình cảm nam nữ. Tình cảm của em chỉ là sự thương hại. Thương hại, bởi quá khứ không trong sáng của anh làm cho nhiều người khinh ghét anh. Thương anh, bởi anh bị mọi người xa lánh và loại trừ. Nhưng… suy cho cùng thì em cũng chỉ là đang thương con người mình trong con người anh mà thôi. Em thương con người bị khinh thường, bị bỏ rơi. Em thương con người bị người ta khinh ghét vì hành vi liên quan đến tính dục. Em sợ con người ấy tiếp tục bị thương tổn. Em sợ đến mức có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ nó. Và…khi đi sâu vào quá khứ, em mới biết được con người mình đã từng bị như thế.

Từ thời còn nhỏ, bố mẹ bận rộn với bao việc đồng áng nên việc chăm sóc và giáo dục em là những người chị. Chị dạy em chơi, dạy em học, dạy em những điều cần thiết của một đứa trẻ miền quê. Nơi chị đầy sự nghiêm túc và nghiêm khắc khác với lửa tuổi mới lớn của chị. Chị không cho phép bản thân ăn những gì dơ bẩn, không nhìn những hình ảnh xấu và không bao giờ nghe những chuyện tầm phào. Chị thương em, chị cho rằng những sự cấm đoán đó tốt cho chị và em. Chị dạy em để trở nên một cô gái thuần túy bên ngoài nhưng bên trong là một sự quyết đoán và mạnh mẽ. Chị dạy em tránh xa đám con trai. Chị có ác cảm với tính dục. Tính dục là cái gì đó xấu xa mà chị không bao giờ muốn nhắc tới. Chị khinh thường và ớn lạnh tất cả những hình ảnh, âm thanh, con người, câu chuyện về tính dục. Chị áp đặt hết tất cả những điều đó lên em. Chị nhắc nhở, cấm đoán bằng lời nhưng nhiều hơn là bằng ánh mắt, nét mặt mỗi khi thấy em chơi với con trai. Đó cũng là nét mặt của sự khinh thường, ớn lạnh khi thấy em có những hành động chăm sóc bản thân, ngắm nhìn bản thân. Rồi vô tình những hình ảnh em nhìn thấy trong phim của các đôi yêu nhau, cũng có khi chỉ là hình ảnh hai người nam nữ trên sách vở, báo chí thôi cũng bị ánh mắt đó xét đoán và khinh ghét. Chính chị đã tạo nên một lá chắn ngăn em với thế giới tính dục.

Em sợ chị, sợ những hành động, những ngôn ngữ bằng lời và cả những ngôn ngữ không lời đó của chị. Chính sự sợ hãi đó làm em phải co ép bản thân trở nên một người con gái khô cứng để không mang tiếng là một người con gái điệu đà thu hút ánh nhìn của con trai. Chính vì sợ hãi mà chữ “yêu” đã không hề xuất hiện trong từ điển của em. Những câu chuyện về bạn này thích bạn kia hay khi lớn lên bạn này yêu bạn kia cũng không hề tồn tại trong tâm trí em. Bởi đằng sau những điều đó là thế giới tính dục, thế giới mà em bị cấm đoán và khinh ghét. Em sợ. Em né tránh tất cả những gì liên quan đến tính dục, để như thế sẽ không ai khinh ghét và loại trừ em.

Chính sự cấm đoán và cách giáo dục của chị đã hình thành trong em một nhận thức sai lệch về tính dục. Em được nhắc nhở tránh xa chuyện của người lớn về tình cảm nam nữ và những hành vi của nó. Thế giới người lớn là một thế giới xấu mà trẻ con không được bước vào. Tính dục là một cái gì đó ghê tởm mà không ai được nhắc đến trong gia đình. Vì thế, tính dục đối với em cũng là một cái gì đó xấu xa và kinh tởm.Vậy là phần nào em giải thích được cho sự vô cảm trong bản thân mình.

Bên cạnh sợ sự khinh thường và nhận thức sai lệch về tính dục, còn có một nguyên do khác ảnh hưởng lên sự vô tính của em. Đó là thời gian mẹ mang thai em. Bố mẹ của em thực sự đã không đến với nhau trong quan hệ vì tình yêu mà chỉ vì trách nhiệm làm vợ làm chồng. Mẹ em, một con người thông minh, bố em lại quá hiền đến nhu nhược. Bởi vậy, mẹ khinh thường bố, khinh thường tất cả những công việc bố làm. Sự khinh thường được đan xen với một cuộc hôn nhân không tình yêu, điều này làm cho mẹ chẳng có hứng thú gì với những nghĩa cử ân ái với bố. Cứ như thế trong những tháng ngày mang thai em và những năm sau đó, bố mẹ đã không đến với nhau trong đời sống chăn gối. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên con người em và góp phần rất lớn làm cho em trở nên một con người lãnh cảm với tính dục.

Như vậy, sự vô cảm là thứ được hình thành bởi em đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ trong thời kỳ mang thai, bởi nhận thức sai lệch về tính dục và bởi em quá sợ hãi sự khinh thường, bỏ rơi từ người khác. Quả thật, những điều đó cho em thấy rõ chẳng có gì là tự nhiên, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Chính những tháng ngày tĩnh tâm đã cho em nhận ra con người của mình, tìm về nguồn gốc hình thành tính cách cũng như những trục trặc nơi bản thân. Và giờ em nhận ra mình cũng là một cô gái bình thường như bao cô gái khác. Em nghĩ mình vô tính chỉ là do sự ngộ nhận, do cái nhìn sai lệch về tính dục cũng như một sự hiểu biết hạn hẹp về bản thân.

Chúa đã cho em quá nhiều. Ngài đã chữa lành em nhiều hơn những gì em tưởng. Em được chữa lành về nhận thức tính dục cũng như tìm lại con người của mình theo cái nhìn của tính dục học. Qua việc tìm về con người mình trong quá khứ, em nhận ra một trong những trung tâm điều khiến của mình là sự thiếu thốn tình cảm. Chính sự thiếu thốn đó làm cho em sợ hãi sự khinh thường, bỏ rơi từ người khác, và chính sợ hãi sự khinh thường đó gây nên sự vô cảm tính dục trong em. Một loạt những ơn lành Chúa ban cho em qua những tháng ngày tìm về con người của mình. Em thầm tạ ơn Thiên Chúa và dâng lên Chúa những con người đang ngày đêm vật vã với chính mình, vật vã với những trục trặc nơi bản thân. Xin Chúa chữa lành những thương tổn trong họ, giúp họ tìm ra chính mình và sống đúng với con người của mình.

Xem thêm: Cách Cúng Sinh Nhật Vuasinhnhat

*

Quý thính giả đang nghe chương trình Radio “Chuyện thật có thật”. Trong số phát sóng hôm nay – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng tôi xin mời quý vị cùng dừng chân lại sau chuỗi ngày xô bồ chạy đua với thời gian, gạt qua những pha tạp hỗn độn, những ồn ào náo động của dòng đời. Mời bạn tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh để cùng với chúng tôi thinh lặng, trải lòng và chiêm ngưỡng ĐẤNG LÀ THẦN DƯỢC CHỮA LÀNH từ nơi sâu thẳm nhất trong cõi lòng của bạn. Khám phá những điều bí ẩn Ngài đã dành riêng và cất giấu cho bạn mà chỉ trong giây phút tĩnh lặng nội tâm thực sự, bạn mới nhận ra.

Chuyên mục: Game Online

Vậy là đến đây bài viết về Lý trí không thắng nổi con tim đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button