Blogs

đòn dông

Bạn đang xem: đòn dông Tại VCCIDATA Trang Tổng Hợp

Bạn đang quan tâm đến đòn dông phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO đòn dông tại đây.

Làm nhà là một dấu mốc hệ trọng trong cuộc đời. Bên cạnh lựa được vị trí đắc địa, thiết kế phù hợp cảnh quan hay công năng tối ưu…các kiêng kỵ khi gác đòn dông là điểm mà quan niệm dân gian vô cùng xem trọng.

Bạn đang xem:

Vậy đòn dông, gác đòn dông là gì? Các kiêng kỵ gác đòn dông cụ thể ra sao? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết dưới đây để lý giải rõ hơn các khía cạnh này.

Đòn Dông Và Gác Đòn Dông Là Gì?

Đòn dông là cách gọi chệch đi của “Đòn Đông”, chỉ thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa, tạo thành đỉnh cao nhất của nóc nhà. Quan niệm phong thủy Dương trạch truyền thống vẫn nhấn mạnh “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”; theo đó, phần lớn các ngôi nhà quay về hướng Nam, phần đỉnh mái do đó sẽ kéo từ Đông sang Tây.

Ở các nền sản xuất truyền thống phương Đông, hướng Đông trùng hướng Mặt trời mọc (như quốc kỳ Nhật Bản); phương Đông cũng chỉ khởi điểm cho mùa Xuân, nơi Mặt trời mọc buổi sớm thuộc hành Mộc. Điều này giải thích khi lễ thượng lương được tiến hành, đầu thanh đòn dông được bọc vải đỏ (biểu trưng cho Mặt trời mọc (hướng Đông) và lặn (hướng Tây).

*

Lễ gác Đòn dông còn được gọi là lễ Cất nóc hay lễ Thượng lương. 

Việc làm nhà bên cạnh lựa được ngày động thổ, khởi công cát lành thì chọn ngày đẹp để Cất nóc cũng không thể xem nhẹ.

Đòn dông thuộc vị trí cao nhất của ngôi nhà, chiếm vị trí cực hệ trọng (dân gian ta có câu “Nhà dột từ nóc”). Để cuộc sống được “thuận buồm, xuôi gió”, an ổn và hanh thông, các gia chủ không thể xem nhẹ.

XEM THÊM:  Hai Câu Hỏi Về Số Đôi Cực Từ P Là Gì, Số Cực Của Motor Là Gì

Các Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông

Ở trên, ta đã phần nào nắm được khái niệm và ý nghĩa của việc gác Đòn dông, dưới đây sẽ là chi tiết các kiêng kỵ gác Đòn dông mà các gia chủ cần lưu ý.

Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Phạm Ngày, Giờ Xấu

Với các việc đại sự (như thành hôn, hiếu hỉ, khai trương, ký kết hợp đồng…), lễ Cất nóc khi xây nhà cũng được các gia chủ đặc biệt chú trọng lựa ngày Hoàng đạo, (ngày đẹp), giờ cát lành để tránh gặp phải các sự phát sinh hay điều không hay ngoài ý muốn.

Xem thêm:

Theo đó, trước khi tiến hành gác Đòn dông cần lưu tâm tránh khởi sự vào các ngày giờ xấu như ngày Tam nương, ngày Dương công kỵ nhật, ngày Thọ tử, ngày Nguyệt kỵ hay Nguyệt tận.

Ngày Tam nương sẽ gồm các ngày như: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 (theo Âm lịch mỗi tháng).Ngày Dương công kỵ nhật, như: 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp. Các ngày trên đều tính theo lịch Âm.Ngày Thọ tử, như: mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (Âm lịch).

Cạnh đó, theo quan niệm phong thủy: các tháng Ba (tiết Thanh minh) và tháng Bảy (tháng Cô hồn, xá tội vong nhân) Âm lịch là 2 tháng liên quan đến âm vong, để tránh các xui rủi cũng nên hết sức cẩn trọng khi sắp xếp lễ Thượng lương.

Với mỗi tháng luôn có sự đan xen giữa ngày Hoàng đạo (tốt) và ngày Hắc đạo (xấu), các gia chủ cần tham khảo thông tin chính xác hay nhờ các Thầy, Phong thủy sư tư vấn để lựa được thời gian sao cho tối ưu nhất.

*

Bảng dưới đây liệt kê chi tiết các ngày phạm, kiêng kỵ gác đòn dông:

XEM THÊM:  Căn Là Gì - Căn Cơ Là Gì

Tháng giêng, tránh các ngày mùng 5,6 và các ngày 17, 18, 29, 30.Tháng 2 và tháng 3 tránh các ngày mùng 4, 5 và các ngày 16, 17, 28, 29.Tháng 4 tránh các ngày mùng 2, 3 và các ngày 14, 15, 26, 28.Tháng 5 và tháng 6 tránh các ngày mùng 1, 2 và các ngày 13, 14, 25, 26.Tháng 7 tránh các ngày 11, 12, 23 và 24.Tháng 8 và 9 tránh các ngày 10, 11, 22 và 23.Tháng 10 tránh các ngày mùng 8, 9, ngày 20 và 21.Tháng 11, 12 tránh các ngày mùng 7,8, ngày 19 và 20.

Kiêng Kỵ Khi Xây Lăng Mộ Mới Nhất 2021

Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Phạm Tuổi Gia Chủ 

Bên cạnh việc tránh các ngày kỵ, theo lý luận phong thủy để lễ Cất nóc được tối ưu cần căn cứ vào tuổi và mệnh của gia chủ một cách kỹ càng.

Xem thêm:

Theo đó, các ngày giờ xung với bản mệnh hay tuổi của gia chủ cần đặc biệt tránh. Những thận trọng này để ngăn ngừa các phát sinh tiêu cực, không hay với sức khỏe và tài vận của gia chủ cùng các thành viên cư trú trong nhà. 

Kiêng Kỵ Đòn Dông Chĩa Hướng Sang Kiến Trúc Xung Quanh

Một kiêng kỵ khi thi công, gác Đòn dông đó là hết sức tránh để Đòn dông (hay Đòn tay) chĩa hướng sang kiến trúc hay nhà xung quanh. 

Không phải ngẫu nhiên mà trong phong thủy học truyền thống khi thi công (nhà ở, kiến trúc tâm linh, kiến trúc cung đình…) làm lễ Cất nóc, hai đầu đòn Dông lại được bao tấm lụa đỏ.

Đến tận ngày nay, khi thi công cho hạng mục nhà ở (nói chung) hay biệt thự (nói riêng) khi lợp ngói hay làm mái đều cần dùng tấm thép để nẹp, bịt kín cây Đòn tay (còn gọi là cây xà gồ) để giảm thiểu các ảnh hưởng hay tác động không hay đến các kiến trúc, ngôi nhà xung quanh. 

XEM THÊM:  Ăn Nhiều Rong Biển Có Tốt Không, Có Thật Sự An Toàn Khi Cho Trẻ Em Ăn Rong Biển

Các gia chủ cũng cần lưu ý một điểm: Trước khi dựng Đòn dông cần thực hiện nghi lễ xin phép Thần Thánh, Gia tiên, Tiền Tổ…

*

Các Chú Ý Khác Về Đòn Dông Cần Lưu Ý

Việc gác Đòn dông đánh dấu phần khung kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện, đây là một nghi thức rất quan trọng trong tiến trình xây nhà. Do đó, các gia chủ cần lưu ý các điểm khoogn thể bỏ qua như sau:

Với các kiến trúc nhà truyền thống, chất liệu ưu tiên sẽ là gỗ tự nhiên. Gỗ làm Đòn dông luôn cần lớn hơn Đòn tay, thẳng thớm, được bào gọt trơn tru, không gồ ghề.Đòn dông khi đưa về phục vụ công trình tránh để bị bước qua, tốt nhất nên được treo lên.Tránh việc dùng Đòn dông được ghép hay nối (nhất là với Đòn dông chất liệu là sắt thép). Ưu tiên nhất vẫn là gỗ tự nhiên, sẽ tối ưu nhất theo lý luận Phong thủy học.Sau khi đặt Đòn dông cần đặt cây cung phía trên, hàm ý bảo vệ, giảm thiểu việc chim chóc hay côn trùng dây bẩn.Người cùng gia chủ gác Đòn dông cũng nên cẩn trọng: đối tượng là phụ nữ thai kỳ, đang chịu tang, người có vợ mang bầu…nên tránh tham gia cùng gia chủ trong lễ gác Đòn dông. 

Kết Luận

Với các thông tin về kiêng kỵ gác Đòn dông như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy Dương trạch hữu ích.

Chuyên mục:

Vậy là đến đây bài viết về đòn dông đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button