Hỏi đáp

Tại sao trung quốc là nước xhcn đầu tiên cải cách

Bạn đang quan tâm đến Tại sao trung quốc là nước xhcn đầu tiên cải cách phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao trung quốc là nước xhcn đầu tiên cải cách tại đây.

1.Mở đầu

2.Quá trình xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc

2.1. Giai đoạn 1949-1978

Những năm 1949-1952, Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng chính quyền mới, ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh. “Cương lĩnh chung” có vai trò như bản Hiến pháp lâm thời của CHND

Trung Hoa, định rõ thể chế chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao của Trung Quốc.

Bạn đang xem: Tại sao trung quốc là nước xhcn đầu tiên cải cách

Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tiến hành cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, phong trào cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển rầm rộ. Từ năm 1949-1953 là giai đoạn “rập khuôn” mô hình phát triển của Liên Xô .

Những năm 1957-1965 là thời kỳ “Đại nhảy vọt”. Tại Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII, Mao Trạch Đông đã đề ra chủ trương “Đường lối chung”; “Dốc lòng hăng hái, tranh thủ vươn lên hàng đầu, sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, “Đại nhảy vọt” và công xã nhân dân. Trung Quốc muốn tìm kiếm con đường xây dựng CNXH theo cách của riêng mình, đẩy nhanh tốc độ phát triển nên đã phát động phong trào “Đại nhảy vọt”, bất chấp quy luật khách quan và trình độ phát triển của sức sản xuất đương thời.

Bảng 1: Cơ cấu GDP Trung Quốc năm 1949-1979

 

*

Cơ cấu dân số (%)

Cơ cấu lao động (%)

Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế (%)

Mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa (%)

Năm

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thàn h thị

I

(nông nghiệp)

II

(công nghiệp)

III

(dịch vụ)

Đô thị hóa

Công

nghiệp hóa

1949

 

 

 

 

 

 

 

10,64

12,57

1952

87,54

12,46

88

12

83,5

7,4

9,1

12,46

19,52

1957

84,62

15,38

86,5

13,5

81,2

9,0

9,8

15,39

28,30

1965

82,02

17,98

82,1

17,9

81,6

8,4

10

17,98

36,41

1978

82,08

17,92

76,3

23,7

70,5

17,3

12,2

17,92

49,40

1979

81,04

18,96

75,5

24,4

69,8

17,6

12,6

18,96

48,60

 

Công nghiệp hoá giai đoạn này của Trung Quốc là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thông qua trao đổi không ngang giá giữa sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, lấy đi của nông nghiệp và nông thôn là 391,7 tỷ NDT trong giai đoạn 1952-1978 . Trung Quốc đã hy sinh nông nghiệp và nông thôn để đẩy nhanh phát triển công nghiệp và đô thị. Bảng 1 cho thấy, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, công nghiệp chưa trở thành trụ cột của kinh tế nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm đại đa số.

Cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, mâu thuẫn Trung – Xô cũng phát sinh. Tháng 12-1964, tại Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá III theo đề nghị của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã nêu ra trong Báo cáo Chính phủ xây dựng Trung Quốc thành cường quốc XHCN có nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật hiện đại trong thế kỷ XX; tuyên bố chủ trương “hai bước đi”, thực hiện “Bốn hiện đại hoá” (hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật).

Có thể thấy, mô hình phát triển của Trung Quốc những năm 1956-1978 là sự theo đuổi mục tiêu XHCN và HĐH của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển lấy mô hình Xô viết làm mẫu đã nảy sinh nhiều điều mà ngay cả “Mô hình Xô viết” cũng không có như: “Chống phái hữu năm 1957”, “Phong trào quần chúng”, công xã nhân dân “nhất đại nhị công” và đặc biệt là “Đại cách mạng văn hóa” những năm 1966-1976.

Như vậy, từ cuối thập niên 40 tới cuối thập niên 70 của thế kỷ XX là thời kỳ thế hệ lãnh đạo thứ nhất của ĐCS Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu đã không ngừng tìm tòi và thử nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước. Trung Quốc đã rập khuôn mô hình Liên Xô, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, dồn mọi nguồn lực cho công nghiệp và đô thị. Đặc biệt, do muốn mau chóng xây dựng CNXH, Trung Quốc phát động “Đại nhảy vọt”, bất chấp các quy luật phát triển và trình độ của sức sản xuất. Tiếp đó, Trung Quốc phát động phong trào cách mạng văn hoá, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh, điều đó làm cho tình hình kinh tế – xã hội của đất nước rơi vào hỗn loạn. Con đường phát triển kinh tế – xã hội từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa khúc khuỷu quanh co, sự phân cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp mất cân đối.

Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, CNXH của Trung Quốc đang đứng trước cuộc khảo nghiệm thực sự, lựa chọn sinh tử sau khi trải qua hơn hai thập kỷ phát triển quanh co. Sai lầm nghiêm trọng của “Đại cách mạng văn hoá” đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bờ vực thẳm.

Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (năm 1978) diễn ra tại Bắc Kinh đã nhất trí chuyển trọng tâm của mọi công tác và sự quan tâm của toàn Đảng toàn dân vào sự nghiệp xây dựng hiện đại hoá XHCN. Hội nghị TW3 khóa XI đã mở ra một giai đoạn phát triển mới ở Trung Quốc.

Những năm 1978-1991, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”, chuyển trọng điểm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp là chính” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nhằm mục tiêu xây dựng HĐH XHCN. Do vậy, những năm 1978-1991 được coi là giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế hay cũng là giai đoạn cải cách thể chế kinh tế kế hoạch. Qua các bước đi như “khoán ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, tiến hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Trong giai đoạn này, cải cách xí nghiệp quốc hữu là trọng tâm, cải cách giá cả là then chốt trong toàn bộ cuộc cải cách. Đây được xem là các hành động cụ thể để thực hiện chiến lược “Ba bước” trong xây dựng HĐH XHCN của Đặng Tiểu Bình.

Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quan điểm về xây dựng CNXH của Trung Quốc, đưa ra “Ba bước đi” thực hiện cơ bản hiện đại hoá. Đặng Tiểu Bình chủ trương, nghèo khổ không phải là CNXH, cùng giàu một lúc thì không thể được, phải cho phép và khuyến khích một bộ phận khu vực, một bộ phận người giàu lên trước, sau đó lôi kéo ngày càng nhiều khu vực và nhiều người, từng bước đạt đến cùng giàu có. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZ) ở Trung Quốc tương đối thành công. SEZs đã phát huy được vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với trong và ngoài nước. SEZs của Trung Quốc có thành công bước đầu trong sự kết hợp hữu cơ giữa kế hoạch và thị trường.Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và Trung Quốc diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Hệ thống các nước XHCN tan rã, Liên Xô giải thể, Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu mất vị trí cầm quyền. Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đối ngoại. Tại Trung Quốc, sự kiện Thiên An Môn gây chấn động. Cải cách mở cửa thành công hay thất bại, vấn đề con đường CNXH (họ Xã) hay CNTB (họ Tư) thổi bùng các cuộc tranh luận (đại luận chiến), sự nghiệp cải cách mở cửa đối mặt với thách thức lớn lao. Trước tình hình đó, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành khảo sát các tỉnh phía Nam, chủ trương gác lại các cuộc tranh luận, tiến hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho phát triển sức sản xuất XHCN…), mạnh dạn xông pha vào thực tiễn và lấy thực tiễn kiểm nghiệm. Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc (năm 1992) nêu ra mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, tiếp tục đi sâu cải cách, đẩy mạnh mở cửa. Đây được coi là cuộc giải phóng tư tưởng lần thứ hai, là mốc đặc biệt quan trọng trong tiến trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Đại hội XIV của ĐCS Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV (1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN”, trong đó chỉ rõ: “Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,.. xây dựng chế độ phân phối thu nhập lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường cùng giàu có” . Đại hội XIV của Đảng chính thức xác định mục tiêu cải cách kinh tế là xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, bao gồm xác lập kinh tế với chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản của giai đoạn đầu. Trong Báo cáo Đại hội XV, Giang Trạch Dân đã đưa ra trước toàn Đảng mục tiêu chiến lược phát triển “Ba bước đi mới” của xây dựng hiện đại hoá trong 50 năm đầu của thế kỷ XXI: 10 năm đầu thực hiện tổng giá trị quốc dân gấp đôi năm 2000, làm cho đời sống khá giả của nhân dân tốt hơn, hình thành thể chế kinh tế thị trường XHCN tương đối hoàn thiện. Chiến lược “Ba bước đi mới” cụ thể hoá hơn nữa tiến trình phát triển hiện đại hoá XHCN trong 50 năm đầu thế kỷ XXI. Bao gồm chiến lược phát triển bền vững, chiến lược khoa giáo hưng quốc, chiến lược “Đi ra ngoài”, chiến lược đại khai phát miền Tây…

Từ sau Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992, qua hơn 10 năm nỗ lực gian khổ tiến hành cải cách thể chế kinh tế, Trung Quốc đã xây dựng được khung thể chế kinh tế thị trường XHCN. Với khung này, thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa chế độ cơ bản của Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường. Đây là một trong những thành quả quan trọng nhất mà quá trình cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đem lại, cũng là một đột phá mang tính lịch sử.

Đại hội XV ĐCS Trung Quốc (1997) đã xác định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp trị XHCN. Báo cáo Đại hội XV nhấn mạnh phải kiện toàn chế độ dân chủ, tăng cường pháp chế, thực hiện tách rời chính quyền và doanh nghiệp, tinh giản cơ cấu, hoàn thiện chế độ giám sát dân chủ, bảo đảm đoàn kết yên ổn. Báo cáo Chính trị Đại hội nêu rõ: “Cải cách thể chế kinh tế đi vào chiều sâu và sự phát triển xuyên thế kỷ của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị dưới tiền đề kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, mở rộng dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, quản lí đất nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị XHCN” . Hai thập kỷ cuối cùng thế kỷ XX, Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn. Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh đã có bước chuyển biến lịch sử sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Các cơ chế ràng buộc sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dần được gỡ bỏ. Giải thể công xã nhân dân, tách chính quyền khỏi hợp tác xã, đẩy mạnh dân chủ cơ sở nông thôn, đặc biệt là tách bạch chức năng giữa Đảng và chính quyền đã trở thành động lực to lớn cho cải cách và phát triển chính trị ở Trung Quốc trong hai thập niên cuối cùng thế kỷ XX. Trung Quốc cũng thành công trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới như sự tan rã của hệ thống XHCN ở Đông Âu, giải thể của Liên Xô, mất vai trò cầm quyền của nhiều Đảng Cộng sản khi đó. Trong nước, ĐCS Trung Quốc cũng đứng trước những thách thức to lớn về con đường CNXH hay TBCN, nổi cộm là tình hình năm 1989 và kết thúc với sự kiện “Thiên An Môn”. Xây dựng Nhà nước pháp trị XHCN trở thành phương hướng cải cách và phát triển chính trị ở Trung Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của ĐCS Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân chủ XHCN trở thành yêu cầu và đòi hỏi quan trọng để Trung Quốc ứng phó thành công với khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997) và đặc biệt là chủ động hội nhập quốc tế, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã “quá” tập trung vào các mục tiêu kinh tế. Vì vậy, một số vấn đề xã hội nội cộm, như vấn đề “tam nông”, vấn đề việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường… chưa được coi trọng đúng mức. Một chiều cạnh khác, thành quả của quá trình cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa và đối tượng được thụ hưởng không tương ứng. Do vậy, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, cần phải coi trọng đúng mức chất lượng hiệu quả phát triển kinh tế và công bằng xã hội, đẩy nhanh giải quyết các vấn đề xã hội nổi cộm, quan tâm điều phối lợi ích của các nhóm xã hội.

XEM THÊM:  Khái niệm quản trị nhân lực là gì

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đứng trước những thách thức: (1) Kinh tế và xã hội phát triển không nhịp nhàng, đòi hỏi chính quyền nhà nước phải tăng cường chức năng quản lí xã hội, đẩy nhanh phát triển xã hội. (2) Mâu thuẫn xã hội mới nảy sinh, các tầng lớp xã hội mới ra đời… cần phải ổn định xã hội. Các tầng lớp mới ra đời, các tổ chức xã hội mới hình thành… (3) Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội diễn ra nhiều thay đổi. Vai trò, chức năng của Nhà nước ngày càng cụ thể hóa và theo xu hướng thu hẹp quyền hạn hay chức năng của chính quyền chuyển sang dịch vụ công.

Nhóm ngành

Nhóm ngành

Nhóm ngành Thu nhập khả Thu nhập thuần

Năm nông nghiệp

công nghiệp

dịch vụ dụng cư dân cư dân nông

(%)

(%)

(%) thành thị thôn

(NDT) (NDT)

 

Bảng 2: Cơ cấu GDP Trung Quốc năm 1978-2010

 

 

 

 

 

 

 

1978

28,2

47,9

23,9

343,4

133,6

1980

30,2

48,2

21,6

477,6

191,3

1985

28,4

42,9

28,7

739,1

397,6

1990

27,1

41,3

31,6

1510,2

686,3

1995

19,9

47,2

32,9

4283,0

1577,7

2000

15,1

45,9

39,0

6280,0

2253,4

2005

12,5

47,5

40,0

10493,0

3254,9

2010

10, 2

46,9

43,0

19109

5919

 

Trung Quốc gia nhập WTO đánh dấu quá trình hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và nhất thể hóa kinh tế khu vực (Bảng 2). Trung Quốc phấn đấu tới năm 2020 xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Trước hoàn cảnh mới đó, đòi hỏi Trung Quốc phải đổi mới chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng trước yêu cầu phải có những chủ trương, lí luận và cương lĩnh mới dẫn dắt sự phát triển của Trung Quốc. Từ năm 2000, tư tưởng “Ba đại diện” đã phôi thai và năm 2002 đã được Đại hội XVI của ĐCS Trung Quốc chính thức công nhận. Trước đó, Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra chủ trương xây dựng chính trị dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp trị XHCN. Đây là chủ trương cốt lõi tạo nên cục diện kinh tế – chính trị phát triển trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Từ Đại hội XVI (2002), Trung ương ĐCS Trung Quốc đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra hàng loạt tư tưởng quan trọng xây dựng và thực hiện quan niệm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hoà XHCN, luận giải toàn diện và hệ thống về đặc trưng cơ bản của xã hội hài hoà XHCN, vị trí của xây dựng xã hội hài hoà trong bố cục tổng thể của sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hoà và bền vững kinh tế xã hội theo nguyên tắc “5 phối hợp thống nhất”.

Bước sang thế kỷ XXI, mô hình chính trị XHCN đã được hình thành với mô thức: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản trị đất nước theo pháp luật” và bốn chế độ cơ bản “chế độ đại hội đại biểu nhân dân; chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị dân tộc; và chế độ tự trị quần chúng cơ sở”. Đại hội XVII khẳng định “kiên trì con đường phát triển chính trị XHCN đặc sắc Trung Quốc, kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và quản trị đất nước theo pháp luật” .

Trong 20 năm đầu cải cách mở cửa ở Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế chưa đi liền với phát triển xã hội, cải cách chính trị không theo kịp cải cách kinh tế, những rào cản về mặt thể chế, cơ chế chính trị gây trở ngại cho cải cách và phát triển kinh tế. Do vậy, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra khái niệm “văn minh chính trị”, ngang tầm với “văn minh vật chất” và “văn minh tinh thần”. Trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, nhằm hoàn thành công cuộc “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”, Trung Quốc phải hoàn thành việc “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN”, xây dựng “xã hội hài hòa XHCN” v.v.. Để đạt tới những mục tiêu đó, cải cách và phát triển ở Trung Quốc trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI phải đạt được mục tiêu hoàn thiện “nền chính trị dân chủ XHCN” với “Nhà nước pháp trị XHCN”. Trong quá trình đó, xây dựng Đảng là khâu then chốt.

Thập niên đầu thế kỷ XXI, thể chế quản lí đã có bước đổi mới, hệ thống pháp luật được hình thành về cơ bản, chức năng của chính quyền chuyển dịch theo hướng chính quyền pháp trị. Đến năm 2009, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành mục tiêu “đến 2010 cơ bản hình thành hệ thống pháp luật XHCN” được đưa ra từ Đại hội XV. Quyết sách của nhà nước đã chuyển dịch theo hướng khoa học, dân chủ và theo pháp luật. Vai trò và chức năng của Chính phủ được xác định là “điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lí xã hội và phục vụ công cộng”. Đẩy mạnh chuyển biến chức năng của chính quyền, nâng cao năng lực và trình độ phục vụ công của chính quyền, thực hiện bước chuyển biến từ “chính quyền toàn năng” sang “chính quyền hữu hạn”, từ “chính phủ quản lí” sang “chính phủ phục vụ”. Cải cách các cơ quan quản lí theo hướng chia thành các cơ quan quyết sách, cơ quan chấp hành và cơ quan giám sát.

2.3. Giai đoạn thập niên thứ hai thế kỷ XXI

Bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI, đặc biệt từ sau Đại hội XVIII, Trung Quốc bước vào giai đoạn chuyển đổi phương thức phát triển. Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc xác định mục tiêu tới năm 2021-2022 (100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc) sẽ hoàn thành cơ bản mục tiêu công nghiệp hóa, tới năm 2035 hoàn thành cơ bản mục tiêu HĐH và trở thành cường quốc vào giữa thế kỷ XXI (năm 2049: 100 năm nước CHND Trung Hoa).

Từ Đại hội XVIII, Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi phương thức tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đại hội XIX quyết liệt hơn trong chuyển đổi từ “tốc độ” tăng trưởng sang “chất lượng” tăng trưởng và phát triển, ứng phó với những rủi ro, thách thức về kinh tế – xã hội.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thông qua chủ trương “sáng tạo”, trong đó Kế hoạch “made in China 2025” được xem là giải pháp quan trọng. Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 lấy mục tiêu động lực sáng tạo. Trung Quốc cũng đưa ra nhiều chủ trương chiến lược mới về liên kết vùng, thúc đẩy các khu thí điểm mậu dịch tự do,chiến lược cường quốc biển, chiến lược “Vành đai, Con đường”,..

Năm 2018, GDP Trung Quốc đạt 90.030 tỷ NDT,tăng 6,6% so với năm 2017; tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp là 52,2%; 40,7%; 7,2% ; số km đường sắt cao tốc vượt 30.000 km. Số lượng hành khách vận chuyển bằng đường sắt năm 2018 vượt 3,37 tỷ lượt người . Năm 2018, số km đường bộ cao tốc vượt 140.000 km, đứng đầu thế giới . Năm 2018, thu nhập bình quân cư dân đạt 28.228 NDT, tăng 6,5% so với năm 2017 . Năm 2018, dân số Trung Quốc đại lục là 1,395.38 tỷ người, mức độ đô thị hóa đạt 59,58%. Số người nghèo còn 16,6 triệu người (2300 NDT/năm), tỷ lệ nghèo 1,7% .

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho kinh tế Trung Quốc là chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững. Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất dư thừa vẫn chưa được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa giải quyết triệt để, chưa khắc phục kịp như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu nghèo cao, phát triển không cân đối… vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao vẫn là thách thức lớn. Đây là vấn đề và mục tiêu trung dài hạn. Trung Quốc phải giải quyết tốt các cặp quan hệ như cung và cầu, nhà nước và thị trường, đầu vào và đầu ra, trong nước và nước ngoài, công bằng và hiệu quả… đặc biệt là hóa giải các rủi ro.

Từ năm 2018, yêu cầu đặt ra đối với vận hành kinh tế Trung Quốc là vượt qua 3 trận chiến phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn, xóa đói giảm nghèo chuẩn xác, phòng chống ô nhiễm . Trong các rủi ro lớn có biểu hiện cụ thể và trực tiếp nhất là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, liên quan tới công nghệ, tỷ giá, nợ công, bong bóng bất động sản, áp lực suy giảm tăng trưởng tăng mạnh. Từ Đại hội XIX, giấc mơ Trung Quốc phục hưng dân tộc Trung Hoa được đề cao. Đồng thời, phòng chống tham nhũng quyết liệt, cơ chế quyết sách cấp cao tập trung vào “hạt nhân lãnh đạo”, quyền uy của Trung ương được nhấn mạnh, hệ thống giám sát được tăng cường.

XEM THÊM:  Bật mí thực hư các sản phẩm kích thích tình dục nữ

Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã thống nhất xác lập Tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đưa ra nhận định Trung Quốc bước vào thời đại mới. Đây là nhận thức, đánh giá của ĐCS Trung Quốc về tình hình thế giới, khu vực và Trung Quốc, về thách thức và triển vọng của Trung Quốc, xác định thế và lực của Trung Quốc hiện nay; là nhiệm vụ, giải pháp, mâu thuẫn, mục tiêu, tầm nhìn mới của ĐCS Trung Quốc. Việc xác định Trung Quốc bước vào thời đại mới cho thấy Trung Quốc đã đạt được trình độ phát triển nhất định trên tất cả các phương diện, lĩnh vực trong tiến trình hiện đại hóa, đồng thời Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn và mâu thuẫn chủ yếu mới, cần phải có tầm nhìn xa rộng hơn, các giải pháp mới cho mục tiêu mới.

Thời đại mới đã xác định mâu thuẫn xã hội chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là phát triển không đầy đủ, không cân đối. Biểu hiện rõ nét là chênh lệch thu nhập, chênh lệch vùng miền, mâu thuẫn giữa kinh tế – chính trị – xã hội, thách thức của “Bẫy thu nhập trung bình”… Thời đại mới đưa ra mục tiêu giai đoạn mới: 2035 hoàn thành cơ bản hiện đại hóa; 2050 trở thành cường quốc hiện đại XHCN, thời đại cường quốc, thời đại Trung Quốc đóng góp cho thế giới. Thời đại mới đặt “nhân dân làm trung tâm”, coi trọng tiến trình hiện đại hóa, trong đó xây dựng và phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề dân sinh, các mâu thuẫn xã hội chủ yếu để hướng tới mục tiêu cường quốc. Trước đây, Mao Trạch Đông coi trọng “đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” dẫn đến “Cách mạng văn hóa”. Đặng Tiểu Bình chủ trương lấy “xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Trung Quốc đạt nhiều thành tựu phát triển, song cũng đối mặt với thách thức của sự chênh lệch, mất cân đối và không hài hòa.

3.Dự báo Trung Quốc thời gian tới

Sau Đại hội XIX, Trung Quốc tập trung vào nâng cao chất lượng phát triển, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, tiếp tục cải cách kinh tế “trọng cung”, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, bong bóng bất động sản, nợ công, tỷ giá NDT… nỗ lực vượt qua thách thức của “Bẫy thu nhập trung bình”. Về chính trị, tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cải cách hệ thống quản trị quốc gia, tăng cường giám sát, đề cao mục tiêu “lấy nhân dân làm trung tâm”, không ngừng nâng cao vị thế quốc tế.

Xem thêm: Tại Sao Không Xem Được Ảnh Trên Google Drive Không Được, Khắc Phục Vấn Đề Liên Quan Đến Google Hình Ảnh

Năm 2018, nhóm ngành dịch vụ đóng góp cho GDP chiếm 59%. Mức độ đô thị hóa 59,58%. Từ năm 2018, thách thức đối với kinh tế Trung Quốc là vượt qua 3 trận chiến phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn, xóa đói giảm nghèo chuẩn xác, phòng chống ô nhiễm , từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao”. Năm 2019, Trung Quốc đang phải cắt giảm thuế, phí, cải cách thể chế, đầu tư cơ sở hạ tầng, nới lỏng tiền tệ… hãm đà suy giảm, ổn định tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng năm 2019 ở mức 6- 6,5% . Tới năm 2021-2022, Trung Quốc sẽ hoàn thành cơ bản mục tiêu công nghiệp hóa. Mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt đầu thay đổi, với tăng trưởng được thúc đẩy bởi động lực sáng tạo và tiêu thụ trong nước. Hiện Trung Quốc đang tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), thúc đẩy công nghệ 5G, kinh tế số… Năm 2018, tổng lượng kinh tế số của Trung Quốc đạt 31.000 tỷ NDT . Tuy nhiên, đà suy giảm tăng trưởng vẫn khó khống chế, “chất lượng” tăng trưởng và phát triển đối mặt với nhiều thách thức. Trung Quốc đối mặt với vấn đề già hóa dân số, môi trường, các vấn đề xã hội nổi cộm, đặc biệt là tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

Theo dự báo từ HSBC, GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030 và hai nước này vẫn là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới .

Trong giai đoạn 2020-2025, nếu GDP Trung Quốc tăng trưởng bình quân 6%; giai đoạn 2026-2030, nếu GDP tăng trưởng bình quân 5%, thì tới 2030, GDP của Trung Quốc sẽ tương đương, thậm chí vượt Mỹ. Tuy nhiên tới 2030, GDP bình quân đầu người và thu nhập cư dân vẫn là nước trung bình.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là mở màn cho canh tranh chiến lược Mỹ Trung trong trung và dài hạn. Chiến tranh thương mại với Mỹ là thách thức lớn nhất hiện nay đối với Trung Quốc. Bởi đây là cạnh tranh giữa hai nước lớn, giữa “giấc mơ Trung Quốc” và “Giấc mơ Mỹ”, giữa “tư tưởng Tập Cận Bình” và “chủ nghĩa Trump”, giữa “Đồng thuận Washington” và “Đồng thuận Bắc Kinh”.

Mục tiêu hoàn thành hiện đại hóa của Trung Quốc có đúng kỳ vọng hay không có quan hệ chặt chẽ với việc hóa giải những thách thức trong việc chuyển đổi sang chất lượng phát triển, hóa giải những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, thực hiện các chiến lược mới và cạnh tranh giữa các nước lớn. Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính trị và nâng cao năng lực quản trị quốc gia. Trung Quốc tiếp tục cải cách sâu rộng và toàn diện để hóa giải các thách thức và thực hiện mục tiêu. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ: “Không có cải cách mở cửa thì không có Trung Quốc ngày nay, cũng không có Trung Quốc ngày mai” .

4.Bài học kinh nghiệm

Sự phát triển của CHND Trung Hoa nhìn từ góc độ HĐH qua 70 năm qua cho thấy, Trung Quốc đã nỗ lực tìm tòi con đường phát triển hướng tới mục tiêu giàu mạnh, dân chủ, hiện đại. Chặng đường đã qua khúc khuỷu, đạt được nhiều thành tựu, song cũng đối mặt với những thách thức, để lại những bài học kinh nghiệm hữu ích.

4.1.Xác định con đường và tư duy phát triển

Từ tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng thời đại mới Tập Cận Bình; từ việc xây dựng và triển khai 13 kế hoạch/quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế, xã hội; từ thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển đất nước Trung Hoa qua 70 năm, có thể thấy tuyến chính, dòng chủ lưu của Trung Quốc là con đường xây dựng hiện đại hóa XHCN, tiến hành cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế đưa Trung Quốc trở thành cường quốc và xa hơn là siêu cường. Cải cách, phát triển kinh tế là trọng tâm, các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, văn hóa.. phối hợp. Tập trung giải quyết các cặp quan hệ lớn giữa cải cách – phát triển – ổn định, trong đó phát triển là trung tâm, cải cách là giải pháp, ổn định là điều kiện. Giải quyết các cặp quan hệ giữa Nhà nước – thị trường và xã hội; giải quyết các mâu thuẫn xã hội chủ yếu, giải quyết quan hệ giữa trong nước và ngoài nước.

Tại Trung Quốc, nhà nghiên cứu Từ Quí Tương cho rằng, “mô hình” phát triển Trung Quốc về thực chất trả lời câu hỏi một nước lớn đang phát triển với dân số hơn một tỷ người sẽ thoát nghèo, đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa, củng cố và phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc như thế nào . Nhóm nhà nghiên cứu Du Khả Bình cho rằng, “mô hình Trung Quốc” hay “Đồng thuận Bắc Kinh” về thực chất là một sự lựa chọn chiến lược thực hiện HĐH xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, là một dạng chiến lược phát triển và mô thức quản lí từng bước phát triển trong quá trình cải cách mở cửa và ứng phó với toàn cầu hóa . Giáo sư Trương Vũ, đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng mô hình Trung Quốc là sự khái quát và tổng kết về chế độ, chính sách và đường lối cơ bản về cải cách và phát triển của Trung Quốc 30 năm qua từ cải cách mở cửa, bao gồm mô hình cải cách và phát triển kinh tế, mô hình mở cửa đối ngoại và con đường CNXH đặc sắc Trung Quốc .

70 năm qua, chế độ và thể chế chính trị của Trung Quốc đã hình thành và vận hành với mô thức: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản trị đất nước theo pháp luật” và bốn chế độ cơ bản “chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị dân tộc và chế độ tự trị quần chúng cơ sở”.

Có thể thấy, Trung Quốc đã xác định con đường, hệ thống lý luận và chế độ chính trị hướng tới mục tiêu giàu mạnh, dân chủ, hiện đại, tươi đẹp. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, chỉ có CNXH đặc sắc Trung Quốc mới phát triển được Trung Quốc” .

4.2.Giải phóng tư tưởng, giải phóng sức sản xuất xã hội

Chuyển từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy phát triển kinh tế làm trung tâm” là bước đột phá về giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy; “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm, phát triển miền duyên hải phía Đông giàu có lên trước; là nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, là nhận thức thời đại của ĐCS Trung Quốc.

Từ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện tốt việc giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, thực hiện mạnh mẽ tiến trình dân chủ hóa kinh tế, tiếp sau đó là từng bước dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội. Phát huy được các nguồn lực trong và ngoài nước; phát huy được tính tích cực, trí tuệ của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Quá trình thay đổi nhận thức và hành động cải cách theo định hướng thị trường; phát huy được các nguồn lực trong xã hội. Qua 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã gây dựng được các loại thị trường của các loại hàng hóa, ngành nghề; xây dựng các chuỗi giá trị theo các ngành nghề, hàng hóa. Bốn mươi năm qua, các nguồn vốn xã hội được huy động và phát huy. Kinh tế dân doanh trở thành lực lượng quan trọng. Năm 2017, Trung Quốc có 65,79 triệu hộ công thương cá thể, có hơn 27,2 triệu doanh nghiệp công thương dân doanh, đóng góp thuế vượt 50% tổng thuế thu; đóng góp cho GDP và đầu tư ra nước ngoài đều vượt 60%, chiếm hơn 70% doanh nghiệp kỹ thuật cao mới …

XEM THÊM:  Cung Phu Thê

Trung Quốc cũng đạt nhiều thành tựu trong chiến lược phát triển các vùng miền, thúc đẩy các cực tăng trưởng, thí điểm các khu mậu dịch tự do, chiến lược “Vành đai, Con đường”… Trung Quốc cũng sớm thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, bước vào thời đại kinh tế tri thức, kinh tế số… như thanh toán bằng điện thoại di động , trí tuệ nhân tạo.. kỹ thuật 5G..

4.3.Giải quyết các khó khăn, thách thức

Trung Quốc đã vượt qua “bờ vực thẳm cách mạng văn hóa”, vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế (năm 1997 và năm 2007), vượt qua thách thức của chu kỳ kinh tế. Trung Quốc cũng vượt qua thách thức của bất ổn xã hội (đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn 1989). Sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt thành công gắn với việc xây dựng các đặc khu kinh tế, tiêu biểu là Thâm Quyến… Thành tựu của cải cách mở cửa cũng gắn với vai trò đặc biệt của Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan… Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã lợi dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, lợi dụng tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, bứt phá trong phát triển, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng chú trọng giải quyết vấn đề “tam nông”, bảo đảm các vấn đề về an ninh, quản lý và phát triển xã hội. Trung Quốc cũng đã sử dụng tốt “thời kỳ cơ hội chiến lược”, chuyển hóa các mâu thuẫn nội bộ, tối đa hóa lợi ích

4.4.Tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, nâng cao năng lực cầm quyền

Tiến trình xây dựng HĐH XHCN ở Trung Quốc thực hiện kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân làm chủ và quản trị đất nước theo pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và chính trị – xã hội; phát huy sáng tạo của đội ngũ trí thức, tính tích cực của các tầng lớp xã hội. Xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, minh bạch, nâng cao năng lực quản trị quốc gia.

Con đường phát triển phải là con đường sáng tạo, trước hết là sáng tạo lý luận, trên cơ sở đó, đề ra đường lối chủ trương chính sách. “Không có lý luận cách mạng sẽ không có vận động cách mạng”; không có lý luận, sẽ không có sáng tạo trong thực tiễn.

Tiến trình xây dựng HĐH XHCN ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua gắn liền với sáng tạo lý luận. ĐCS Trung Quốc đã xây dựng hệ thống lý luận. Mỗi thế hệ lãnh đạo đều để lại “dấu ấn lịch sử”, như: tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân và “Quan niệm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào. Hiện nay là tư tưởng Tập Cận Bình. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã thực hiện được phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại”, thể hiện sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo của mỗi thế hệ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc.

ĐCS Trung Quốc không ngừng tìm tòi cải cách phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền. Nhân tố có ý nghĩa then chốt đối với cải cách chính trị là xây dựng Đảng, là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, là tư tưởng và đường lối đúng đắn của Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XVIII, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho rằng, muốn giải quyết tốt mọi việc của Trung Quốc, then chốt nằm ở Đảng, Đảng phải quản Đảng, quản lý Đảng phải nghiêm .

4.5. Phát triển hòa bình

Xây dựng CNXH từ một xã hội chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, có nghĩa là chưa qua công nghiệp hoá về mặt kinh tế và chưa qua dân chủ hoá về mặt chính trị (dù chỉ là dân chủ tư sản). Vì vậy, công nghiệp hoá XHCN và dân chủ hoá XHCN phải là hai nhiệm vụ cơ bản trong suốt quá trình xây dựng CNXH.

Ở Trung Quốc từ trước tới nay luôn tồn tại vấn đề tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH, vấn đề lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế và tính đặc thù CNXH, vấn đề lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Từ sau ngày chuyển sang cải cách, ĐCS Trung Quốc đã chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” (chuyển sang thế kỷ XXI, đổi là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”). Về phương diện lô gíc, điều đó là hoàn toàn hợp lý vì chủ nghĩa Mác Lênin là những nguyên lý cơ bản mang tính chất quốc tế, khi vận dụng vào thực tế của từng quốc gia dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử thì phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể. Điều đó đòi hỏi Đảng lãnh đạo phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời am hiểu tình hình đất nước. Trước cải cách, ĐCS Trung Quốc đã phạm sai lầm nghiêm trọng về vấn đề này khi đề ra đường lối “đại nhảy vọt” chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản chỉ trong mấy năm. Sau khi chuyển sang cải cách, ĐCS Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc tính chất lâu dài của công cuộc xây dựng CNXH ở một đất nước chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN, kinh tế văn hoá còn nghèo nàn, lạc hậu, quá trình xây dựng CNXH tất phải trải qua một “giai đoạn đầu” có thể kéo dài hơn trăm năm. ĐCS Trung Quốc cũng đã xuất phát từ thực tế đời sống chính trị xã hội mà đề ra lý luận và đường lối về “dân chủ nhân dân” và “chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS”. Đó là sự vận dụng đúng đắn nguyên lý Mác Lênin vào thực tiễn Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lênin vào thực tiễn xây dựng CNXH, ĐCS Trung Quốc cũng đứng trước những vấn đề và khó khăn phải vượt qua. Ở Trung Quốc đang tồn tại hai xu hướng tư tưởng chính trị ngược với sự phát triển của thời đại: một là chủ nghĩa Mác giáo điều, muốn quay trở lại đường lối xây dựng CNXH dưới thời Mao Trạch Đông, hai là lấy nền tảng tư tưởng truyền thống của Trung Quốc thay thế những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Hội nghị Trung ương 4 khoá XVII (tháng 9/2009) của ĐCS Trung Quốc đã khẳng định quan điểm về vấn đề này, chủ trương “Đẩy mạnh Trung Quốc hoá, thời đại hoá, đại chúng hoá chủ nghĩa Mác. Kiên trì lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo căn bản trong xây dựng Đảng xây dựng đất nước, kết hợp chặt chẽ thực tế Trung Quốc với đặc trưng thời đại để đẩy mạnh sáng tạo lý luận, kiểm nghiệm chân lý từ trong thực tiễn, phát triển chân lý, dùng chủ nghĩa Mác phát triển để chỉ đạo thực tiễn mới” .

Đại hội XIX nêu chủ trương xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Đó là một ý tưởng tốt đẹp. Tuy nhiên, từ lời nói đến việc làm và kết quả còn là một khoảng cách phải vượt qua nhiều thử thách, trong đó trở ngại lớn nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và cường quyền.

Mỗi bước thành công của tiến trình xây dựng hiện đại hóa XHCN ở Trung Quốc đều gắn với những bước phát triển hòa bình, được cộng đồng nhân loại ghi nhận và tin tưởng. “Giấc mơ Trung Quốc” có thể động viên tinh thần yêu nước, phát huy các nguồn lực to lớn đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc đi sâu cải cách toàn diện. Song, việc giương cao chủ trương ‘đại chấn hưng dân tộc Trung Hoa’ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xem nhẹ lợi ích của các nước, không tuân thủ luật pháp quốc tế, bá quyền.

5.Kết luận

70 năm qua, Trung Quốc đã xác định con đường, hình thành chế độ và hệ thống lý luận. Đó cũng là quá trình không ngừng tìm tòi, thử nghiệm; quá trình giải phóng tư tưởng, giải phóng sức sản xuất xã hội; quá trình giải quyết các khó khăn, thách thức; quá trình tổng kết thực tiễn và sáng tạo lý luận.

70 năm qua là quá trình không ngừng tìm tòi, thử nghiệm các mô hình và phương thức để đưa Trung Quốc tới mục tiêu giàu mạnh, hiện đại; đưa Trung Quốc từ nước đói nghèo, lạc hậu tiến tới giàu mạnh; từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện đại; từ xã hội nông nghiệp sang xã hội hiện đại.

70 năm qua là quá trình cầm quyền, lãnh đạo đất nước của ĐCS Trung Quốc; là quá trình không ngừng tìm tòi, vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác vào điều kiện thực tiễn Trung Quốc; là quá trình ĐCS Trung Quốc không ngừng giải quyết các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Trung Quốc.

70 năm cũng là quá trình phát triển quanh co của Trung Quốc với những thành công và thất bại đan xen, có những lúc niềm tin và hy vọng tràn trề, song cũng có lúc thất vọng và niềm tin sụp đổ, tuy nhiên mục tiêu luôn hướng tới giàu mạnh, hiện đại, bền vững.

Chúng ta kỳ vọng Trung Quốc tiếp tục đạt các thành công mới khi CHND Trung Hoa tròn 100 tuổi; mong muốn Trung Quốc phát triển hòa bình, đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển của nhân loại.

Xem thêm: Tại Sao Lại Hôi Nách : 5 Lý Do Bạn Ít Khi Ngờ Tới, Bệnh Hôi Nách Là Gì

 

Tài liệu tham khảo

Du Khả Bình (2004), Tạp chí Thế giới ngày nay và chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc, số 5Hoàng An Dư (2007), “Nghiên cứu so sách chuyển dịch lao động ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan”, Học báo Giang Hải, Trung Quốc, số 2.Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007), Báo cáo Đại hội XVII.Đảng Cộng sản trung quốc (2007), Nghị quyết Trung ương 4 khóa XVII.Cao Kì (1999), Lịch trình giáo dục của nước Trung Quốc mới, Nxb Hà Bắc.Nguyễn Huy Quý (1999), Nước CHND Trung Hoa- chặng đường lịch sử nửa thế kỷ (1949- 1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Từ Quí Tương (2008), Nghiên cứu mô thức phát triển Trung Quốc, Nxb Nhân dân, Trung Quốc.

http://bj.people.com.cn/n2/2019/0220/ c233086-32659456.html?tdsourcetag=s_pctim aioms

16.http://www.xinhuanet.com/fortune/2018- 12/28/c_1123919672.ht

17. Công báo thống kê Trung Quốc năm 2018 http://www.xinhuanet.com/fortune/2019- 02/28/c_1124177588.htm

18. http://www.xinhuanet.com/fortune/2019- 02/28/c_1124177588.ht

20.http://politics.people.com.cn/n1

21.Báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc năm 2019 http://www.gov.cn/premier/2019- 03/16/content_5374314.htm

22.Tổng lượng kinh tế số của Trung Quốc www.xinhuanet.com/fortune/2019- 04/04/c_1210099488.htm

23.http://news.ihsmarkit.com/press- release/economics-country-risk/china-become- worlds-largest-economy-2024-reports-ihs- economics

24https://www.imf.org/en/News/Articles

26.https://www.hsbc.com/news-and- insight/2018/the-world-in-2030

28.http://cpc.people.com.cn/n/2013/0102/ c64094-20070702.html

http://www.china.com.cn/news/zhuanti

29. Mấy vấn đề về kiên trì và phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc http://www.xinhuanet.com/politics/2019- 03/31/c_1124307356.htm

30 http://www.xinhuanet.com/fortune/2018- 05/02/c_1122769552.htm

32.Thống kê Trung Quốc năm 2010/ http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2010/indexch. htm

33.Thống kê Trung Quốc năm 2013/ http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2013/ indexch.htm

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao trung quốc là nước xhcn đầu tiên cải cách đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button