Hỏi đáp

Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

Bạn đang quan tâm đến Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tại đây.

*

Thực tế cho thấy, đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ảnh: QUANG MINH

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII được trông đợi sẽ đưa ra những quyết sách mang tính đột phá để đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới. Quá trình Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi một sự áp dụng linh hoạt, thấu đáo, thay vì bó cứng trong câu chữ.

Bạn đang xem: Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trước hết cần nhìn lại quá trình công nghiệp hóa (CNH) đất nước qua các kỳ Đại hội Đảng. Ngay sau khi tiến hành kế hoạch ba năm phục hồi sản xuất, Đại hội III của Đảng đã nêu vấn đề phải CNH trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, thế giới còn chia làm hai phe. Mô hình tăng trưởng giai đoạn này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Đến Đại hội IV, khi đất nước thống nhất, chúng ta vẫn tiếp tục mô hình tăng trưởng với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng. Chỉ đến Đại hội VIII, sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta mới xác định rõ quá trình đi lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới.

Trải qua 30 năm thực hiện đổi mới và 25 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 – Cương lĩnh xây dựng XHCN, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực như, đưa nước ta tham gia nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp trên thế giới, về cơ sở hạ tầng ghi nhận giao thông – năng lượng… được đổi mới từng bước, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy vậy, nếu so với mục tiêu phấn đấu đã đề ra trong Cương lĩnh 1991, thì mục tiêu cơ bản là sau 30 năm chúng ta trở thành một quốc gia công nghiệp, chưa trở thành hiện thực bởi nhiều mục tiêu đề ra đã không thực hiện được. Nếu so sánh với nhóm nước công nghiệp mới (NICs) hay cụ thể hơn một số quốc gia trong khu vực thực hiện quá trình CNH, HĐH thành công như Đài Loan, Hàn Quốc…, thời gian thực hiện của Việt Nam dài gần gấp 2 lần. Thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam chỉ khoảng bằng 1/3 thời gian của họ. Đặc biệt, trong khoảng thời gian 10 năm cuối, tốc độ tăng trưởng có xu thế giảm trong khi các chi phí đầu tư lại có xu hướng gia tăng. Vì thế, nhân dân cả nước mong muốn Đại hội của Đảng sẽ có những quyết sách mang tính đột phá để đưa đất nước tiến lên.

XEM THÊM:  Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? | Học viện Cảnh sát nhân dân

Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đóng góp một số kiến nghị để tham khảo cân nhắc trong quá trình chuẩn bị Đại hội về vấn đề CNH, HĐH.

Xem thêm: Tại Sao Lại Phải Cắt Bao Quy Đầu Là Gì? Tại Sao Phải Cắt Bao Quy Đầu

Trước hết chúng ta cần gắn khái niệm CNH, HĐH với việc đổi mới mô hình tăng trưởng. Việc sử dụng khái niệm CNH dễ làm người đọc hiểu lầm là chỉ tập trung vào phát triển lĩnh vực công nghiệp mà bỏ quên nông nghiệp, văn hóa giáo dục… Vì vậy, để thuận tiện cho công tác tuyên truyền, thiết nghĩ, chỉ cần nêu cụm từ “hiện đại hóa” đất nước là đủ. (Trung Quốc từ năm 1978 đã dùng khái niệm bốn hiện đại hóa). Khi triển khai Nghị quyết Đại hội không nên áp dụng đúng từng câu, từng dấu chấm phảy mà phải hiểu rõ tinh thần chủ đạo của Văn kiện. Ngay từ Đại hội VIII đã chỉ rõ CNH, HĐH là một con đường mới không theo kiểu kế hoạch hóa cũ, đối tượng thực hiện không chỉ là nhà nước. Đặc biệt là công cuộc CNH, HĐH của Việt Nam phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng được kinh nghiệm thành công hay không thành công của các mô hình kinh tế thế giới, tận dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại để góp phần rút ngắn thời gian CNH, HĐH.

XEM THÊM:  Thuế quan và phi thuế quan là gì

Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ trong 5 năm tới, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào ba đột phá là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên là phải xác định được, với các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên thì phân khúc thị trường mà đối tác dành cho hàng hóa của Việt Nam là gì? Tương ứng với đó là khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam thế nào? Thí dụ như Hiệp định TPP vừa kết thúc đàm phán xong, thế mạnh của Việt Nam là gì? Các đối tác dành ưu tiên cho ngành hàng Dệt may, Da giày của Việt Nam để chúng ta có thể nâng kim ngạch xuất khẩu hiện nay từ hơn 24 tỷ USD sẽ tăng hơn 40 tỷ USD đến năm 2025 với điều kiện đáp ứng yêu cầu sản phẩm có xuất xứ nội khối từ sợi. Vậy thì, chúng ta có tập trung ưu tiên nguồn lực và chính sách của cả nhà nước và các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển ngành này không? Nếu ưu tiên thì phân công trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: bộ, ngành địa phương thế nào? Của doanh nghiệp ra sao để giải quyết vấn đề kinh tế nhà nước là chủ đạo trong nền kinh tế thị trường XHCN?

Hay là, chúng ta vẫn tập trung ưu tiên đầu tư hơn 10 ngành hàng lĩnh vực đã được nêu trong Dự thảo Văn kiện Đại hội như: chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hóa chất, xây dựng, xây lắp… Đứng về góc độ nghiên cứu kinh tế: đó là những ngành lĩnh vực có tính chất then chốt của một nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao như nhóm 28 nước của OECD. Đó chính là mục tiêu cuối cùng của giai đoạn phát triển “dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh” chứ không phải là mục tiêu của giai đoạn 2016 – 2020. Mặt khác, khi nêu toàn diện như trên đối chiếu với bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay và thực lực của đất nước đó là những mục tiêu Việt Nam ít có khả năng “biến giấc mơ thành hiện thực”.

XEM THÊM:  Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn

Vậy nên, chúng ta cần tập trung làm rõ các vấn đề đặt ra là nếu với mục tiêu như thế thì chia bước đi 5 năm thế nào là phù hợp? Việt Nam tích lũy đầu tư từ đâu? Từ nguồn vốn vay hay từ nguồn FDI hay các nguồn lực khác của xã hội? Trong quá trình phát triển như thế, xử lý vấn đề nông nghiệp ra sao? Với số lượng lao động mới 1,6 triệu người/năm thì ưu tiêu cho Dệt may Da giày để hình thành đội ngũ giai cấp công nhân mới “ly nông bất ly hương” vẫn giữ được truyền thống văn hóa Việt Nam nhưng văn minh, hiện đại theo người viết nên là ưu tiên số một.

Xem thêm: Tp – Phá Trường Gà Ở Quận Bình Thạnh

Điều cần nhất từ Đại hội là tạo được sự đồng thuận cao trong bộ máy để tách bạch không gian quản lý hành chính không trùng với không gian kinh tế. Để làm được điều đó, trên tinh thần Cương lĩnh 2011 và Hiến pháp 2013, nên chăng, Đảng cần một bộ máy chịu trách nhiệm điều phối hoạt động liên kết vùng dạng như khu ủy ngày trước đối với các vùng kinh tế có vai trò động lực cho nền kinh tế phát triển. Chỉ có như vậy, lợi thế cạnh tranh quốc gia mới được thể hiện cụ thể trong từng vùng, từng ngành, từ đó, Việt Nam sớm gia nhập nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực cả về kinh tế – xã hội.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button