Hỏi đáp

Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân

Bạn đang quan tâm đến Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân tại đây.

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ, liệu có phải trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó hay đơn giản chỉ là trẻ kém hấp thu, cũng tìm hiểu ngay nhé!

Trong quá trình chăm bé, cha mẹ luôn theo dõi cân nặng của con để đánh giá sự phát triển. Tuỳ vào từng độ tuổi mà bé có mốc cân nặng khác nhau. Thế nhưng, cha mẹ vẫn thường so sánh những em bé cùng trang lứa. “Con nhà mình cũng ăn tốt, đồ ăn cho con vẫn đầy đủ. Nhưng em bé nhà đó mập hơn, nhanh cao hơn. Tại sao con nhà mình vẫn gầy hơn?”.

Bạn đang xem: Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân

*

Bé ăn nhiều những không tăng cân là do đâu

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có phải do bé bị kém hấp thu?

Vì sao con bạn gầy thế?
Nếu được hỏi: vì sao con bạn gầy thế? Chắc chắn đa số cha mẹ sẽ đáp lại rằng con bị kém hấp thu. Đó là điều sai ở đây. Trong cuốn sách “Để con được ốm”, bác sĩ Trí Đoàn đã giải thích rất chi tiết về vấn đề này và kết luận “trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân không phải do kém hấp thụ”.
Trích từ cuốn sách “Để con được ốm”: Hiện tượng kém hấp thụ xảy ra ở ruột của bất cứ loại sinh vật nào có ruột, trong đó có con người. Thực phẩm khi đưa vào miệng sẽ được phân hủy một phần nhờ vào men amylase. Sau đó, thức ăn được đưa xuống dạ dày, dịch vị sẽ được tiết ra và trộn đều nhằm phân hủy tiếp thức ăn và đưa xuống ruột.
Tại đây, mật hoặc tụy sẽ tiết ra các loại dịch khác nhau, giúp phân cắt thức ăn thành những phân tử nhỏ. Thức ăn sẽ được phân hủy và hấp thụ liên tục vào cơ thể. Một phần thức ăn không được hấp thụ hết sẽ đi xuống ruột già. Ruột già nhận nhiệm vụ hấp thụ thêm một phần nước. Phần còn lại là chất bã được thải ra ngoài theo đường hậu môn.

*

Con gầy không tăng cân có phải do nguyên nhân này

Trẻ không tăng cân do đâu?
Nếu bé ăn nhiều nhưng không tăng cân và có các triệu chứng sau, thì mới có thể kết luận là do kém hấp thụ. Hiện tượng kém hấp thu xảy ra khi quá trình thức ăn đi vào ruột không được hấp thụ vào người và phải đi thẳng ra bằng đường hậu môn. Do đó các triệu chứng sẽ bao gồm:
Tiêu chảy: trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngàyTrẻ đi ngoài phân sốngVùng hậu môn bị đỏ, sưng nhẹ hoặc lở loétTrẻ có các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Táo bón cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Trẻ táo bón 3-5 ngày mới đi ngoài 1 lần. Mỗi lần đi cầu đều đau rát, rặn để đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, phân rất cứng và khô, khó đào thải ra ngoài khiến bụng chướng, cảm giác khó chịu. Việc không đi cầu được khiến phân tích tụ trong đại tràng. Khi bé ăn thêm thức ăn cũng khó mà tiêu hóa được, lượng phân sẽ tiếp tục tăng lên và ứ động trong ruột, không đẩy ra ngoài được. Điều này cũng góp phần khiến bé không tăng cân được, suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng.

XEM THÊM:  Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất là gì

Nguyên nhân bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

Bé không tăng cân có phải do nguyên nhân bé biếng ăn? Cha mẹ hãy điểm lại xem bé nhà mình không tăng cân có phải một trong số những nguyên nhân dưới đây:
Chế độ ăn không hợp lý
Nhiều trẻ ăn được nhưng chỉ ăn đồ ăn vặt hoặc chế độ ăn không phong phú làm trẻ mất đi cơ hội khám phá đồ ăn. Cha mẹ cần lưu ý khi con 6-7 tháng tuổi, bắt đầu giai đoạn ăn dặm, cần cho con làm quen với các loại rau củ và trái cây. Nhưng từ tháng thứ 8 trở đi, trẻ cần chế độ ăn đa dạng, giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng.
Nhiều bố mẹ quan niệm sai lầm rằng ăn càng nhiều trái cây, rau củ càng tốt, nhưng một chế độ ăn cân bằng mới là điều tốt nhất cho trẻ. Nếu con bạn đang ăn nhiều nhưng không tăng cân, hãy xem xét lại chế độ ăn uống của con để có hướng điều chỉnh phù hợp.

*

Chế độ ăn thiếu khoa học, bất hợp lý có thể khiến bé mãi không tăng cân

Trẻ nhiễm giun sán
Đây là lí do nhiều nhất khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải có sự tư vấn của bác sĩ và chọn loại thuốc thích hợp.
Chế độ ăn ít chất béo
Chế độ ăn ít chất béo là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trẻ khó tăng cân dù ăn nhiều. Theo bác sĩ Nguyễn Nam Phong chia sẻ trên tờ Sức khỏe Đời sống, lượng của chất béo cho trẻ em nói chung không vượt quá 30% khẩu phần dinh dưỡng.
Bé dưới 6 tháng tuổi, hàm lượng chất béo nên là 40%.
Bé từ 6 tháng đến 5 tuổi, hàm lượng chất béo nên là 30%.
Bắt đầu ở các độ tuổi đi học, nên là 25%.
Từ độ tuổi tiếp theo đến trưởng thành (12 – 18 tuổi), hàm lượng chất béo dừng ở 20%.
Lưu ý: khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần bổ sung chất béo, và không chỉ bổ sung riêng chất béo thực vật, cần bổ sung cả chất béo động vật.
Trẻ vận động quá nhiều
Khi trẻ ăn nhiều và trẻ không tăng cân, hãy quan sát con có vận động nhiều trong ngày không. Nếu đúng, thì nên yên tâm thay vì lo lắng. Vì cơ thể của trẻ đang rất khỏe mạnh và không hề phát sinh bệnh lí gì. Trẻ ốm vặt, thường xuyên phải sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh nhiều khiến đường ruột của trẻ bị rối loạn hệ vi sinh, dẫn đến kém hấp thu.

XEM THÊM:  Tại sao gỗ sưa lại đắt

Cách nhận biết trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân diễn ra trong một quá trình dài. Vì vậy cha mẹ cần chú ý quan sát dấu hiệu của con qua từng bữa ăn để nhận biết ra điều này.

*

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ WHO

Để tra cứu chiều cao cân nặng của con, bố mẹ hãy quan sát: 3 cột chính là cột “Bé trai”, ” Tháng tuổi”,” Bé gái”. Bố mẹ hãy gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang tới cột giới tính của con. Một số ký hiệu như sau:

TB: Đạt chuẩn trung bình.Dưới -2SD: Bé bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.Trên +2SD: Bé bị thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao).Dấu hiệu trẻ biếng ăn dẫn đến tăng cân

Trẻ không muốn ăn sẽ có các biểu hiện như sau:

Quấy khóc, nôn, buồn nôn trước và sau bữa ăn.Ngậm chặt miệng, không chịu tiếp nhận món ăn.Ngậm đồ ăn lâu không chịu nuốt.

Nếu những biểu hiện trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (1-2 tuần) thì đây chỉ là biểu hiện của biếng ăn sinh lý. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần thì đó là biếng ăn bệnh lý. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân

Lập bảng theo dõi cân nặng của con trong 3 tháng liên tiếp là cần thiết. Nếu 3 tháng con không tăng cân hoặc chỉ tăng vài lạng, đó chính là dấu hiệu của chậm tăng cân.

Có một sai lầm lớn ở bố mẹ Việt khi chăm con là luôn so sánh con mình với các bạn cùng tuổi. Nếu các bạn nặng hơn con mình, bố mẹ sẽ tự tạo áp lực rằng con mình đang phát triển chậm hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch. Thay vì so sánh như vậy, bố mẹ hãy so sánh cân nặng của bé cùng chiều cao để nhận định sự phát triển của con.

5 cách giúp bé tăng cân đều đơn giản mà khoa học

Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ em Việt Nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Tỷ lệ này cho thấy, trẻ em Việt Nam đang được nuôi dưỡng chưa thực sự tốt. Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo theo việc cân nặng không tăng hoặc không bao giờ. Do vậy, hãy giúp trẻ phát triển bình thường và có một cân nặng đạt chuẩn tương ứng với chiều cao của trẻ.

XEM THÊM:  4 loại mục tiêu truyền thông là gì

Cách 1: Đầu tư vào mỗi bữa ăn của trẻ

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp trẻ phát triển và tăng cân được. Ở từng độ tuổi, trẻ cần những chất dinh dưỡng cho sự phát triển xương, cơ hay não bộ… Do đó, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất luôn có trong bữa ăn của trẻ là: chất đạm, chất xơ, chất béo, chất bột đường.

Ngoài những thực phẩm phổ biến như thịt, cá, tôm, trứng, rau xanh, mẹ đừng quên các loại nước ép, hoa quả tươi và sữa chua. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán. Bởi chúng có hại cho sức khỏe tim mạch và trí thông minh của bé.

Cách 2: Tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao luôn là cách tốt nhất cho cơ thể chúng ta được khỏe mạnh. Dù bạn có ăn bao nhiêu món ăn tốt cho cơ thể nhưng không tập thể dục thì việc đó cũng trở nên vô nghĩa. Và ngược lại. Các động tác thể dục nhẹ nhàng, hít thở cũng giúp ích khá nhiều cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Cả nhà cùng tham gia tập luyện sẽ giúp bé hình thành thói quen và ý thức với sức khỏe của bản thân ngay từ nhỏ.

Xem thêm: Tại Sao Số Răng Của Đĩa Lại Nhiều Hơn Số Răng Của Líp, Công Nghệ 8 Bài 29

Cách 3: Tăng cảm giác ngon miệng bằng bào tử lợi khuẩn

Cơ thể trẻ thiếu lysine, vitamin nhóm B, kẽm… dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém. Hơn nữa, thiếu các chất này cũng khiến cảm giác ăn của bé không ngon miệng. Khi ăn không ngon miệng, trẻ có xu hướng bỏ ăn, biếng ăn.

Vì sao bổ sung bào tử lợi khuẩn tốt cho bé thiếu cân?
Bào tử lợi khuẩn là những vi khuẩn sống có lợi nếu được bổ sung một lượng vừa đủ sẽ giúp hoạt động đường ruột và sức khỏe trở nên ổn định hơn. Bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót cao ở nhiệt độ trên 80 độ C và nồng độ acid dạ dày mạnh (giá trị pH2). Nhờ đó, các lợi khuẩn sẽ đảm bảo số lượng như cung cấp, tới ruột và hoạt động tạo ra hiệu quả như: ức chế hại khuẩn, kích thích tổng hợp vitamin, kích thích sản xuất enzyme, tăng cường miễn dịch

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button