Hỏi đáp

Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ

Bạn đang quan tâm đến Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ tại đây.

Hàng ngày bạn đều ngủ từ 7-8 tiếng, nhưng vào ngày hôm sau bạn vẫn luôn rơi vào tình trạng “ngáp ngắn ngáp dài”, không tỉnh táo và chỉ muốn nằm ngủ một giấc. Vậy đâu là lý do dẫn đến tình trạng như vậy? Nếu các bạn muốn biết chi tiết hơn thì hãy tiếp tục theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

*

Mục lục

Lý do bị buồn ngủ dù vẫn ngủ đủ giấcGiải pháp giúp bạn cải thiện tình trạng buồn ngủ dù vẫn ngủ đủ giấc

Lý do bị buồn ngủ dù vẫn ngủ đủ giấc

1/ Bạn ở trên giường quá lâu

Phần lớn các bạn tâm sự với tôi về việc buồn ngủ cả ngày dù cho đã ngủ đủ 8 tiếng, thừa nhận họ đã cố ngủ thêm một chút, rồi lại một chút nữa trong khi cố gắng thức dậy vào buổi sáng. Đây là một ý tưởng tồi tệ, bởi khoa học chứng minh rằng cơ thể chúng ta cần một thời gian nhất định để cơ thể trở lại giai đoạn ngủ sâu. Nếu cố ngủ, trong 30 – 60 phút cuối cùng kèm theo đánh vật với chuông báo điện thoại, bạn đang làm khó cơ thể mình khi bắt nó tỉnh táo suốt cả ngày sau đó.

Bạn đang xem: Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ

2/ Tiếng ngáy của người khác làm phiền bạn

Có nhiều trường hợp, bạn có ngủ ngon hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người bên cạnh. Bạn có biết rằng, nếu bạn ngủ bên cạnh một người ngủ ngáy, bạn sẽ mất MỘT giờ ngủ mỗi đêm. Nó chính là sự thật. Và rằng, dù bạn đã thử nhiều cách để họ ngừng ngáy nhưng đều thất bại. Cuối cùng bạn chấp nhận sống cùng nó. Tất nhiên, sau một đêm ngủ không yên ổn thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào giữ được tỉnh táo vào sáng hôm sau. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là về lâu dài.

3/ Có quá nhiều nguồn ánh sáng xanh làm phiền giấc ngủ của bạn

*

Có rất nhiều lý do có thể khiến cho bạn rơi vào trạng thái trì trệ, lơ mơ vào sáng hôm sau. Mà nguyên nhân đa phần bắt nguồn từ giấc ngủ buổi tối hôm trước.

Nếu bạn vẫn thường có thói quen xem điện thoại, lướt laptop trước khi đi ngủ thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề này. Bởi những thiết bị điện tử là nơi phát ra nguồn ánh sáng xanh quấy nhiễu giấc ngủ của bạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài, đặc biệt là cận kề thời điểm đi ngủ sẽ ức chế não bộ sản sinh melatonin – một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò tạo cảm giác buồn ngủ ở con người.

4/ Bạn đã ăn hoặc uống thứ gì đó làm giảm chất lượng giấc ngủ

Hai vấn đề lớn nhất là rượu và caffeine. Mặc dù rượu có thể đánh lừa bạn bằng cảm giác buồn ngủ, nhưng thực tế nó lại khiến bạn không thể tiên nhập giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ. Tin tôi đi, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khủng khiếp cho xem. Caffeine cũng làm điều tương tự, chỉ là dưới hình thức khác, là tỉnh táo. Chất kích thích này giữ bộ não của bạn thoát ly khỏi các giai đoạn của giấc ngủ làm bạn không thể ngủ nổi suốt đêm.

XEM THÊM:  Tại sao cần phát triển tổng hợp kinh tế biển

5/ Do cơ thể bạn bị thiếu nước

Ngay cả khi cơ thể thiếu nước nhẹ cũng có thể dẫn đến cảm giác buồn ngủ hay là xuống tinh thần. Theo các chuyên gia, chỉ đến khi cơ thể thiếu 1-2% nước để bắt đầu báo động. Vì vậy, nếu bạn đừng chờ khát lúc đó mới uống nước, lúc đó thì đã quá muộn. Các bạn hãy thường xuyên bổ sung thêm nước vào cơ thể, ngay cả khi bạn không khát nước. Ngoài nguồn cung cấp là nước lọc thì các bạn có thể cung cấp cho cơ thể nước từ trái cây, rau, súp …

6/ Do cơ thể bạn bị thiếu sắt

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, một trong những có trong hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, việc vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm, đặc biệt là trong não, khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến tình trạng buồn ngủ.

7/ Do quá áp lực gây buồn ngủ

Áp lực công việc, cuộc sống kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn ngủ, ngay cả khi ngủ đủ giấc, vì nó sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm suy yếu sức khỏe. Nếu bạn quá căng thẳng mà không chia sẻ được với ai, bạn có thể đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc một người bạn thân để nói chuyện. Tuyệt đối tránh dùng thuốc linh tinh.

*

8/ Do cơ thể bị đau cơ mãn tính

Nếu mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không kiểm soát hoạt động của mình, đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, mất ngủ, dễ thức dậy.

Mặc dù không có cách điều trị nhanh chóng cho căn bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên nên điều chỉnh lịch hoạt động hàng ngày theo cách có lợi nhất cho giấc ngủ và tập thể dục nhẹ là được.

9/ Do bị mắc bệnh về mạch máu não

Nếu xơ vữa động mạch xảy ra, hoặc máu lên não là không đủ, thậm chí hình thành cục máu đông, hình thành nhồi máu não, dẫn đến tổ chức thiếu oxy não, thiếu máu.Theo thời gian, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não và thường dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Nếu các triệu chứng chóng mặt xảy ra, đau đầu, cứng chân tay và yếu, bạn cần đặc biệt chú ý và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

XEM THÊM:  Cách chữa trẻ ngủ nghiến răng

10/ Do cơ thể bị suy tuyến giáp

Luôn buồn ngủ (có thể ngủ 14-16 giờ mỗi ngày) cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy giáp. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa … Khi chức năng của tuyến giáp giảm, cơ thể trở nên chậm chạp và khi nào cũng rơi vào tình trạng buồn ngủ.

11/ Bạn có thể gặp chứng rối loạn giấc ngủ

*

Chứng ngủ rũ có thể khiến cho một người đột ngột ngủ gục bất cứ khi nào.

Xem thêm: Top 10 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Tuổi Học Trò 200 Chữ Số 2 Trong 2021

Cảm thấy buồn ngủ thường xuyên dù cho đã ngủ đủ cả ngày có thể là triệu chứng nhẹ của một số bệnh liên quan đến giấc ngủ. Điển hình là bệnh ngưng thở khi ngủ, hội chứng ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ theo ca.

Giải pháp giúp bạn cải thiện tình trạng buồn ngủ dù vẫn ngủ đủ giấc

1/ Đặt báo thức và thức dậy đúng giờ

Đặt báo thức vào đúng thời điểm mà bạn buộc phải tỉnh dậy. Hoặc nếu bạn CẦN một giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, thì hãy tạo thành một khung giờ cụ thể và biến nó thành một thói quen, ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ.

*

2/ Tắt các thiết bị ánh sáng trước khi đi ngủ

Lời khuyên dành cho bạn đó là, nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm. Hãy nhớ rằng ánh sáng xanh sẽ gây cản trở đến quá trình sản xuất Melatonin – một loại hormone có tác dụng gây buồn ngủ giúp điều hòa giấc ngủ của cơ thể. Khiến cho bạn không thể đạt trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.

Không nên sử dụng đồ điện tử như máy tính, tivi, điện thoại trước khi đi ngủ. Có thể sẽ rất khó khăn thời gian đầu. Nhưng khi quen dần bạn sẽ cảm nhận ngay được lợi ích của việc này mang đến cho giấc ngủ. Thay vì dùng điện thoại, bạn có thể đọc một vài cuốn sách mà mình ưa thích.

3/ Sử dụng caffeine đúng cách

Caffeine không chỉ có trong cà phê, nó còn có mặt trong các loại trà và những thức uống tăng lực khác. Do đó, nếu không muốn bị mất tập trung vào ngày hôm sau thì hãy ngừng caffeine trước 2 giờ chiều và ngừng uống rượu 3 giờ trước khi đi ngủ. Caffeine có thời gian bán hủy 6-8 giờ nên dừng lại trước 2 giờ sẽ giúp hệ thống giấc ngủ của bạn hoạt động bình thường vào lúc 10 giờ tối. Đối với rượu, trung bình con người phải mất 1 giờ để chuyển hóa 1 thức uống có cồn, vì vậy nếu bạn có 2-3 ly với bữa tối, hãy chắc chắn rằng nó không cản trở bạn đi ngủ, bằng cách cho nó thêm 3 giờ để bốc hơi hoàn toàn

4/ Nói chuyện với mọi người

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy trò chuyện với đồng nghiệp để làm cho bộ não của bạn hoạt động nhiều hơn. Đây là một cách kích thích rất mạnh, đặc biệt là khi thảo luận về các chủ đề vui vẻ mà bạn có quan tâm.

*

5/ Thường xuyên đứng dậy đi lại

Trong thời gian làm việc hay học tập các bạn nên thường xuyên đứng dậy đi lại. Vừa để giúp cho bạn tránh được những cơn buồn ngủ lại còn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể đặt lịch cứ trong khoảng một tiếng thì bạn đứng dậy đi lại có thể là xung quanh công ty, văn phòng của bạn.

6/ Ăn một chút đồ ngọt

Nếu rơi vào tình trạng buồn ngủ thì đồ ngọt chính là một cách rất hiệu quả dành cho bạn. Trong quá trình học tập và làm việc thì cơ thể bạn tiêu hao một lượng lớn năng lượng và việc bạn ăn một chút có thể giúp bạn có năng lượng, từ đó có thể tỉnh táo để làm việc.

7/ Hít thở không khí trong lành

Chu kỳ giấc ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1 giờ vào buổi sáng. Điều đó thúc đẩy các giác quan, mang lại sự tươi mới và sức khỏe.

9/ Sử dụng Modalert hoặc Waklert

Nếu đang cần giải quyết các vấn đề quan trọng mà bạn không thể hoãn trong ngày làm việc thì bạn có thể sử dụng Modalert 200mg hoặc Waklert 150mg– Loại thuốc tăng cường sự tập trung của trí não vào một công việc nhất định

*

Thuốc khá an toàn khi dùng ở liều quy định và đã được rất nhiều sinh viên cũng như người đi làm sử dụng với mục đích giúp họ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Modalert 200mg hoặc Waklert 150mg

Trên đây là những lý do khiến bạn dù ngủ đủ giấc nhưng vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ và một vài phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để tranh được tình trạng buồn rất hiệu quả.

Tuy nhiên, sau khi thay đổi các thói quen tích cực hơn mà tình hình vẫn không cải thiện thì hãy suy nghĩ xem, liệu bạn có gặp vấn đề bệnh lý nào bên trong cơ thể ảnh hưởng tới giấc ngủ hay không.

Xem thêm: Tại Sao Bình Nóng Lạnh Không Ra Nước Nóng Lạnh Bên Nóng Không Ra Nước

Để xác định được nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ và trao đổi về tình hình sức khỏe của bạn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button