Hỏi đáp

Tại sao bà bầu hay buồn ngủ

Bạn đang quan tâm đến Tại sao bà bầu hay buồn ngủ phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao bà bầu hay buồn ngủ tại đây.

Đối với hầu hết phụ nữ, mang thai là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng đây cũng là lúc họ gặp muôn vàn rắc rối với cơ thể. Một trong số đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, điều này có thể xảy ra với ngay cả những người chưa bao giờ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Bạn đang xem: Tại sao bà bầu hay buồn ngủ

Trong khi một số người thì rất khó khăn để có một giấc ngủ trọn vẹn thì một số khác lại luôn có cảm giác buồn ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường. Vậy bà bầu ngủ nhiều là do đâu, liệu ngủ nhiều trong thai kỳ có gây nguy hại cho mẹ bầu và thai nhi hay không? Các bạn vui lòng xem giải đáp ở bài viết dưới đây nhé.

*

Mục lục

Lý giải về những cơn buồn ngủ liên tục khi mang thai

Người ta thường gọi những bà bầu ngủ nhiều là “nghén ngủ”. Tình trạng này thường chỉ tồn tại khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, song nó khiến mẹ bầu rất buồn ngủ đến mức không thể cưỡng lại được và có thể ngủ nguyên cả một ngày dài. Cơn buồn có thể ập tới bất cứ lúc nào, bất kể mẹ đang làm gì chăng nữa: trong lúc nấu ăn hoặc đang giặt giũ…Thế nhưng hầu như cảm giác buồn ngủ rũ rượi chỉ ảnh hưởng vào ban ngày còn đêm đến họ lại thường trằn trọc và khó ngủ hơn.

XEM THÊM:  Bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9? Lai hai cặp tính trạng là gì?

Tất cả những rối loạn về giấc ngủ của phụ nữ mang thai có nguồn gốc từ sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết trong thai kỳ. Mức hormone progesterone tăng cao có thể giải thích phần nào cơn buồn ngủ ban ngày quá mức. Khi hàm lượng progesterone tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới các thụ thể benzodiazepine thúc đẩy não bộ sản xuất một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên là Gamma aminobutyric acid để xoa dịu căng thẳng và an thần, từ đó mẹ sẽ dễ buồn ngủ hơn. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều trong đêm, ngủ ngáy và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bà bầu ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Đối với nhiều phụ nữ mang thai do sự lo lắng về việc sinh nở và chuyển dạ, cân bằng giữa việc làm mẹ và công việc hoặc mối quan hệ với người bạn đời có thể bị thay đổi dễ khiến họ stress và mất ngủ triền miên. Điều này đặc biệt đúng với những người làm mẹ lần đầu. Chính vì vậy không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của một giấc ngủ đối với sức khỏe của bà bầu. Tuy vậy, nếu ngủ quá nhiều trong giai đoạn mang thai chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe bản thân và thai nhi.

XEM THÊM:  Các quan điểm quản trị marketing, ưu nhược điểm của từng quan điểm

Khi ngủ liên tục một khoảng thời gian dài, cơ thể trở nên thụ động hơn, ù lì vì phải nằm yên một chỗ. Kết quả là nhiều mẹ bầu bị sưng phù chân do các khối tĩnh mạch gia tăng, nếu các khối tĩnh mạch này di chuyển tới phổi chúng có thể làm cho lá phổi bị tắc gây khó thở, thở dốc, đau khi thở hoặc tim đập nhanh vì thiếu oxy.

Thêm vào đó, khi ngủ quá nhiều phần cơ và xương dễ xảy ra hiện tượng cứng cơ, dễ gãy xương, các khớp thiếu linh hoạt, mẹ sẽ khó chuyển dạ hơn và mất nhiều thời gian hơn cho quá trình vượt cạn. Mẹ nếu không chịu vận động sẽ làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu ngủ như thế nào mới đúng?

Điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai là ưu tiên giấc ngủ và tìm ra các chiến lược hiệu quả để kiểm soát các vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ càng sớm càng tốt .

Mặc dù rất buồn ngủ, xong mẹ bầu có thể hạn chế nó bằng cách tập một vài động tác nhẹ nhàng như Yoga hoặc đi dạo, không ngủ nướng hay ngủ quá giấc, chỉ cần 7 – 9 tiếng cho mỗi đêm là đủ.

Buổi sáng, hãy đánh thức cơ thể bằng một ly nước chanh nhẹ nhàng. Nó sẽ giúp bạn đủ tỉnh táo trong vài giờ mà không lo bị cơn buồn ngủ quấy rầy. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập thói quen ngủ trưa từ 30 – 60 phút để cơ thể tái tạo năng lượng cho buổi chiều.

XEM THÊM:  Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau

Những tháng đầu, thai nhi chưa lớn nên mẹ có thể thoải mái nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Lưu ý nếu nằm nghiêng thì nên nghiêng về phía bên trái (tránh nghiêng bên phải hoặc nằm sấp) để giảm áp lực của các nội tạng trong cơ thể tới tử cung và tránh bị axit trào ngược trong khi ngủ.

Ở 3 tháng cuối khi kích thước vòng bụng đã phát triển rất nhiều, mẹ đừng nằm ngửa trong khi ngủ vì có thể làm thai chết lưu. Mẹ nên nằm phía bên trái giúp lưu thông máu tốt nhất cho em bé, tránh bị chuột rút và cuồng tay chân trong khi ngủ.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thêm gối nâng hoặc massage cơ thể nhẹ nhàng, mặc trang phục thoải mái để giúp giấc ngủ ngon hơn.

Xem thêm: Rèn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Trong Nhà Trường, Rèn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Học Đường

Dù có ra sao, mẹ bầu cũng đừng quên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Thực phẩm đầy đủ dưỡng chất, nạp nhiều vitamin và khoáng chất là một trong những phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ.

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao bà bầu hay buồn ngủ đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button