Blogs

Mindset Và Skill Set Là Gì ? Mindset, Toolset, Skillset Là Gì

Bạn đang quan tâm đến Mindset Và Skill Set Là Gì ? Mindset, Toolset, Skillset Là Gì phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Mindset Và Skill Set Là Gì ? Mindset, Toolset, Skillset Là Gì tại đây.

Ảnh: phatgiao.org.vn

“Dù ai nói ngả nói nghiêngLòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”(Ca dao)

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao người xưa lại so sánh “vững như kiềng ba chân”, mà tại sao không phải là kiềng bốn chân hay kiềng năm chân? Trong khi đó, nếu càng có nhiều chân thì dĩ nhiên kiềng sẽ càng đứng vững hơn.Bạn đang xem: Skill set là gì

Trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa châu Á nói chung, số ba là một con số “thần thánh” biểu thị một trật tự sắp đặt hài hòa và vững chắc đã có từ ngàn đời xưa như: “tam đại đồng đường”, “quá tam ba bận”, “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, “tam bảo”, “tam thế Phật”, v.v. Còn nhìn từ góc độ khoa học, cụ thể là hình học không gian, có một tính chất của đường thẳng và mặt phẳng như sau: có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng. Ở trường hợp của “kiềng ba chân”, dù cho một, hai hay ba chân kiềng có độ dài không bằng nhau, thì lúc nào cũng có một mặt phẳng đi qua ba điểm là ba chân kiềng. Cho nên “kiềng ba chân” lúc nào đứng được vững vàng.

Đang xem: Skill set là gì

Mindset, skillset, toolset cũng chính là một bộ “kiềng ba chân” như thế có thể giúp bạn cân hết mọi thứ trong cuộc sống nếu biết kết hợp sức mạnh của chúng lại với nhau.

Mindset, skillset, toolset là gì?

Bộ ba mindset, skillset, toolset là khái niệm được Stepen R. Covey, một nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, đề cập trong cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” (The 7 Habits for Highly Effective People) của ông. Các khái niệm này được định nghĩa như sau:

Mindset (tư duy): Cách bạn nhìn và nhận thức về thế giới xung quanh, bao gồm những niềm tin và suy nghĩ sẽ quyết định hành vi và quan điểm sống của bạn, cũng như cách bạn diễn giải và phản ứng với các tình huống trong đời sống.Skillset (kỹ năng): Cách bạn hành động và cư xử dựa trên năng lực, kiến thức và hiểu biết của bạn, cũng như động lực để sử dụng khả năng của bạn.Toolset (công cụ): Những cơ chế giúp bạn phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu. Đây có thể là bất kỳ công cụ, phương pháp, kỹ thuật, mô hình, hướng tiếp cận nào tạo ra giá trị trong lĩnh vực bạn chọn.

Trong bộ ba mindset, skillset, toolset, mỗi yếu tố đều là mỗi chân kiềng tương quan và bổ trợ lực cho nhau. Có sự hỗ trợ của công cụ (toolset), bạn sẽ làm việc nhanh và hiệu quả hơn, có tính hệ thống và kết nối hơn. Có kỹ năng (skillset) để biết dùng công cụ, bạn sẽ biết cách làm tốt việc cần làm và xử lý công việc hiệu quả hơn để tránh lãng phí nguồn lực. Có tư duy (mindset) để nhận thức đúng, bạn mới có thể làm ra kết quả đúng và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như nguồn lực hơn so với người khác. Tư duy đúng sẽ dựa trên một quá trình bạn liên tục thử – sai – sửa sai – và rút kinh nghiệm để làm sao cho đúng.

Trong nấc thang phát triển hay hình thành một kỹ năng, thứ bậc của bộ ba này sẽ theo trình tự như sau: toolset –> skillset –> mindset. Trong đó, cơ chế hoạt động của bộ ba này như sau:

XEM THÊM:  Bóc Term: Boomer Là Gì ? Có Phải Thế Hệ “Baby” Như Bạn Vẫn Tưởng?

Sử dụng toolset thuần thục thì sẽ tạo thành skillset.Skillset + toolset, sau một thời gian lặp đi lặp lại liên tục sẽ tạo thành mindset.Khi sở hữu mindset và có skillset, ta sẽ quay lại tối ưu toolset.Khi cả ba được nâng dần lên, đến một lúc nào đó, ta chỉ cần mindset mà không cần skillset + toolset (vì đã có người làm thay ta) – cấp độ quản lý/chuyên gia.

*

Ảnh: unsplash.com

Ví dụ cho dễ hiểu, một người đầu bếp sử dụng toolset – con dao và dụng cụ làm bếp là công cụ hành nghề. Một anh đầu bếp mới vào nghề, tuy sở hữu một con dao và dụng cụ làm bếp xịn xò nhưng không đồng nghĩa là anh ta có tay nghề chuyên môn cao. Muốn có được skillset – kỹ năng nấu ăn, anh ta phải học cách sử dụng con dao và bộ đồ nghề đó, cũng như thực hành nấu ăn liên tục thì mới hình thành được kỹ năng này.

Nếu có 10 anh đầu bếp (dĩ nhiên ai cũng sở hữu một bộ đồ nghề làm bếp riêng) và anh nào cũng có kỹ năng nấu ăn, vậy thì đâu là điểm tạo nên sự khác biệt về mặt chuyên môn giữa 10 anh này? Đó chính là mindset. Anh đầu bếp nào có mindset tốt sẽ biết cách làm thế nào để nấu ăn vừa tiết kiệm thời gian, vừa ít tốn công sức nhất mà vẫn ra được thành phẩm là món ăn chất lượng làm vừa lòng thực khách. Mindset này đến từ việc anh đã thực hành nhiều lần, sai cũng nhiều lần, như nêm nếm quá tay hay dùng lửa quá đà sẽ cho ra món ăn không ngon miệng. Từ từ, anh sẽ biết được đâu là phương pháp đúng để làm theo, mà những đầu bếp mới vào nghề phải học rất lâu mới đạt đến trình độ của anh.

Khi anh đầu bếp đã có mindset và skillset nhất định, anh sẽ quay ngược trở lại nâng cấp công cụ hành nghề (toolset) của mình như mua dao bén hơn, mua dụng cụ làm bếp cao cấp hơn, mua máy móc thiết bị giúp tiết kiệm thời gian và công sức nấu ăn. Ví như, lúc trước làm thế nào để chiên cánh gà thơm ngon mà không bị dầu mỡ quá nhiều đòi hỏi kỹ thuật cao của đầu bếp, nhưng giờ anh mua cái nồi chiên không dầu thì giải quyết được một nan đề từng gây khó cho mình trước đây.

Một khi cả ba yếu tố mindset, skillset, toolset của anh đầu bếp đã phát triển lên đến mức độ thượng thừa (đặc biệt là mindset), lúc đó có khả năng anh đã là một bếp trưởng nổi tiếng, không cần phải trực tiếp đứng bếp quá nhiều mà chỉ cần chỉ đạo các anh bếp phó và phụ bếp nấu. Hoặc anh ra mở nhà hàng riêng, đào tạo thế hệ đầu bếp kế thừa còn anh thì làm chủ.

Các quản lý/chuyên gia là những người có mindset rất mạnh, nhờ quá trình họ tích lũy từ skillset + toolset qua nhiều năm kinh nghiệm thực chiến. Mindset còn là thứ thuộc về nhận thức và thiên tư cá nhân trong hành trình sống và trải nghiệm của mỗi người, cho nên 10 người quản lý tuy có cùng mốc 10 năm kinh nghiệm nhưng mỗi người sẽ có một mindset riêng. Trong đó, một số mindset của họ có thể giống nhau, nhưng số còn lại sẽ khác nhau, vì vốn dĩ chúng được hình thành từ các trải nghiệm khác nhau của mỗi người trong cuộc sống.

XEM THÊM:  # Chảo Đá Hoa Cương Có Tốt Không ? Chảo Chống Dính Đá Hoa Cương Có Tốt Không

*

Ảnh: unsplash.com

Ứng dụng của mindset, skillset, toolset

Trong phần lớn các lĩnh vực, ngành nghề, đa số mọi người (đặc biệt là newbie) thường hay chú trọng vào toolset và skillset mà không để ý đến tầm quan trọng của mindset. Chẳng hạn trong lĩnh vực Digital Marketing, marketer thường chỉ tập trung vào việc học cách dùng Facebook Ads, Google Ads (toolset) và kỹ năng chạy ads, tối ưu ads (skillset) chứ không ý thức mindset marketing mình cần có là gì.

Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề bạn đang làm, bạn có thể phác thảo cho mình một sơ đồ “kiềng ba chân” (có thể vẽ bằng mindmap hay hình thức nào tùy bạn) để liệt kê ra các yếu tố cần thiết của hình ảnh một chuyên viên giỏi hay một quản lý giỏi mà bạn muốn hướng tới. Để sơ đồ này hoàn thiện hơn, bạn có thể tham khảo từ các hình mẫu chuyên gia top đầu trong nghề.

Xem thêm: chuyển phát nhanh hcm

Ví dụ, nếu bạn là một chuyên viên Digital Marketing thì bộ “kiềng ba chân” này có thể phác thảo sơ bộ như sau:

Mindset: tư duy hình ảnh và thẩm mỹ trong quảng cáo, tư duy UI/UX trong trải nghiệm khách hàng, tư duy nhạy bén để bắt trend, tư duy thấu hiểu insight khách hàng,…Skillset: kỹ năng viết nội dung quảng cáo, kỹ năng chạy quảng cáo, kỹ năng phân tích số liệu quảng cáo,…Toolset: Facebook, Google, Email Marketing, CRM/Automation, Website,…

Khi nhìn vào sơ đồ kiềng ba chân ở trên, bạn sẽ thấy được đâu là toolset/skillset/mindset mà mình đang có và đâu là cái mình đang thiếu. Từ đó, bạn có thể lên cho mình một kế hoạch “điền vào chỗ trống” bằng cách mua sách về đọc, nghiên cứu tài liệu, đi tầm sư học đạo để khiến bộ kiềng ba chân của mình ngày càng vững chắc hơn.

Từ vị trí chuyên viên, để tiến lên level quản lý thì đòi hỏi bạn phải nâng cấp hàng họ trong bộ kiềng ba chân của mình lên. Ví dụ, skillset bạn phải học thêm về kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị theo mục tiêu, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm, kỹ năng phỏng vấn và tuyển dụng v.v.

Riêng mindset là chiếc kiềng thuộc về phạm trù khó học hay khó truyền dạy nhất, mà bạn chỉ có thể tự ngộ thông qua các trải nghiệm thực tế trong công việc, lẫn qua sự đa dạng của các tình huống công việc mà bạn trải nghiệm để tự đúc rúc ra cho mình một mindset riêng. Hoặc bạn có thể follow các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực của mình để “học lóm” mindset của họ qua những kinh nghiệm họ chia sẻ trên Facebook, website cá nhân hay sách họ viết (nếu có), cũng như cách họ xử lý các case study công việc (được chia sẻ công khai).

Ngoài ứng dụng trong việc phát triển sự nghiệp, chiếc “kiềng ba chân” mindset, skillset, toolset còn có thể ứng dụng trong việc phát triển bản thân hay quản lý doanh nghiệp.

*

Ảnh: unsplash.com

Hệ quả của chiếc kiềng không đủ ba chân

Như đầu bài viết mình có đề cập, một chiếc kiềng luôn cần phải có ba chân thì mới có thể tạo thành một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng. Việc thiếu đi yếu tố nào cũng làm chiếc kiềng trở nên khập khiễng và không vững chắc.

XEM THÊM:  làm thẻ tín dụng vp bank

Có ba hệ quả chính sẽ xảy ra:

1. Có toolset cực tốt mà không có skillset để dùng nên không khai thác được tối đa sức mạnh của toolset. Việc này cũng giống như có cây Ỷ Thiên kiếm hay cây Đồ Long đao mà trao vô tay một người không biết võ công thì bảo kiếm hay bảo đao cũng y như đống sắt vụn.

Ví dụ: Một vị lãnh đạo mua một phần mềm quản lý công việc nội bộ cho cả công ty, phí phải trả là $200/tháng. Trong thực tế, anh ta chỉ sử dụng được 10% tính năng của phần mềm, 90% còn lại hầu như không đụng tới và cũng là số tiền đang bị lãng phí mỗi tháng.

2. Có skillset mà không có toolset thì làm gì cũng được, nhưng cực thân. Thay vì để công cụ phục vụ mình và giúp mình tiết kiệm thời gian lẫn công sức để đi làm nhiều chuyện khác đem lại giá trị hơn, bạn phải hao tâm tổn sức để làm ra cho được kết quả cho cùng một công việc mà nếu có toolset thì tiến độ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Ví dụ: Đối với dân marketer chạy Facebook Ads, khi chạy Lead Ads (ra thông tin khách hàng) thì họ phải làm một bước khá thủ công là mỗi ngày truy cập vào hệ thống để tải danh sách các Lead đã điền thông tin từ hôm trước. Sau đó, marketer phải chuyển file danh sách này cho bộ phận Sales để gọi điện chăm sóc khách hàng.

Toàn bộ quy trình này có nhiều công đoạn và khá mất thời gian, nhưng nếu doanh nghiệp chịu bỏ chi phí cho một toolset như ứng dụng Zapier thì có thể cài đặt một hệ thống tự động hóa kết nối giữa Facebook và Gmail. Khách hàng điền form online trên Facebook Ads thì hệ thống tự động báo về email cho Sales team real-time (theo thời gian thực). Còn anh marketer khi đó chỉ ngồi rung đùi đếm Lead chứ chẳng cần phải rị mọ theo dõi hệ thống mỗi ngày.

3. Có mindset mà không có skillset hay không biết dùng toolset thì như có não mà không có tay chân. Trường hợp này thường ứng vào các vị quản lý hay lãnh đạo doanh nghiệp, tầm nhìn thì rất cao rất xa nhưng kêu làm mẫu thử cho nhân viên xem thì không biết làm hay làm không ra được kết quả, nói thì rất hay nhưng làm thì bó tay. Đây cũng là một điểm hạn chế ở những vị quản lý/lãnh đạo không có chuyên môn và thâm niên kinh nghiệm vững vàng.

Tuy nhiên, người có mindset tốt và ở vị trí quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp thì họ hoàn toàn có thể thuê những người có skillset làm nhân viên của họ, rồi mua toolset cho nhân viên xài để làm ra được kết quả họ mong muốn.

Xem thêm: Vô Tình Tiếng Anh Là Gì – Nghĩa Của Từ : Unconsciously

o0o

Chúc bạn tận dụng chiếc kiềng ba chân này để chinh phục nhiều cột mốc mới trong cuộc đời.

Vậy là đến đây bài viết về Mindset Và Skill Set Là Gì ? Mindset, Toolset, Skillset Là Gì đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button