Hỏi đáp

Tại sao ấn độ không theo đạo phật

Bạn đang quan tâm đến Tại sao ấn độ không theo đạo phật phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao ấn độ không theo đạo phật tại đây.

Theo mình biết thì Phật giáo được khai sinh từ đất nước Ấn Độ và cho tới giờ vẫn truyền bá phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, … mà không phải là Ấn Độ nữa, vậy tại sao nó lại bị loại bỏ bởi chính nơi nó đã được sinh ra nhỉ?

Có bạn nào có sở thích tìm hiểu về các kiến thức tôn giáo có thể thảo luận về vấn đề này không?

*

Minh Dân • 40

Mình khá có hứng thú về đạo của người Do thái bạn nào có cùng hứng thú thì có thể thảo luận với mình nha.

Bạn đang xem:

– vicent vicent 14.05.2018

Bạn là tín đồ Phật giáo mà sao lại có vẻ hào hứng với Do Thái giáo vậy?

– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 15.05.2018

Chỉ đơn giản là sự hứng thú thôi, mình gặp khá nhiều sách khen ngợi người Do Thái, sự khéo léo, lối ứng xử trong đàm phán của họ rất được hoan nghênh, và khi đã bắt đầu tò mò cuộc sống của họ thì bạn sẽ càng muốn biết nhiều hơn mà thôi.

– vicent vicent 16.05.2018

Nếu bạn đăng lên topic thì sẽ được quan tâm ngay thôi, mà bạn cứ hỏi, chuyên ngành của mình có nghiên cứu về Do Thái Giáo ạ.

– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 16.05.2018

Có thể hỏi rõ hơn không ạ, họ tin vào Giê-hô-va (Jehovah) Đức Chúa Trời (Đấng Sáng Tạo) và đặt trọng tâm vào ngũ kinh Môi-se (Moses). Kinh cựu ước gồm Sáng thế ký, Xuất Ai Cập ký, Lê vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký, mình biết thế này thôi ạ.

– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 17.05.2018

Vâng, nhưng tôn giáo chính vẫn là Do Thái giáo, trước đây theo từng thời kì họ có tín ngưỡng khác nhau, nhưng dần bị loại bỏ gần hết ạ.

XEM THÊM:  Tại sao máy tính không có chế độ sleep

– Vũ Nam Phong Vũ Nam Phong 27.05.2018

Sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ là một quá trình mà Phật giáo bị thu hẹp và thay thế bởi các tôn giáo khác ở Ấn Độ với sự kết thúc chính xảy ra vào khoảng thế kỷ 12. Theo Lars Fogelin, sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ không phải là một sự kiện xảy ra một cách đột ngột do một nguyên nhân nhất định mà nó là một quá trình suy tàn kéo dài qua nhiều thế kỷ.

Sự suy tàn Phật giáo ở Ấn Độ xảy ra do nhiều lý do, mà đặc biệt nhất là sự phân hóa tôn giáo ở Ấn Độ sau thời kì kết thúc của Đế quốc Gupta (320 – 650 CE), lúc này Phật giáo không còn được bảo trợ và quyên góp bởi Hoàng gia nữa, chùa chiền nhanh chóng bị bỏ hoang và trở thành nơi của đạo Bà-la-môn. Cuộc xâm lược ở miền Bắc Ấn Độ bởi các nhóm người Hung, Mông Cổ, Ba Tư dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng của các tu viện Phật giáo mà tiêu biểu nhất là sự phá hủy viện Đại học Nalanda (một thời hoàng kim của nó được bảo hộ bởi các đế quốc Gupta, nơi thu hút rất nhiều các học giả từ nhiều nơi trên thế giới). Không những thế, sự cạnh tranh gay gắt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, đạo Hồi và sự yếu thế của Phật giáo cũng là một lý do quan trọng khiến nó bị suy tàn.

XEM THÊM:  Khái niệm nguồn nhân lực - Nguồn nhân lực là gì?

Xem thêm:

Cuộc xâm lược của người Hung (thế kỷ 4 – thế kỷ 6)

Các nhà học giả từ Trung Quốc sang Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 8 mà tiêu biểu là Huyền Trang, … đã bắt đầu nhắc tới sự suy giảm cộng đồng Phật giáo ở miền Tây Bắc Ấn Độ, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Hung vào thế kỷ 6, Huyền Trang đã viết rằng rất nhiều các tu viện ở miền Tây Bắc Ấn Độ đã bị phá hủy bởi người Hung.

Kẻ thống trị người Hung (Mihirakula – 515 CE) đã đàn áp Phật giáo rất nhiều, ông ta cho phá hủy nhiều tu viện từ miền Tây Bắc Ấn Độ đến tận Allahabad xa xôi, sau đó đã bị Yashodharman (người thống trị đế chế Gupta – 532 CE) ngăn chặn và kết thúc thời kì cai trị của Mihirakula.

Sau cuộc xâm lược và phá hoại của người Hung, Phật giáo được khôi phục lại một cách chậm chạp bởi sự hỗ trợ của đế chế Pala, nhưng đến thế kỷ 11, đế chế Pala đã trở nên suy yếu.

Sự phân hóa tôn giáo sau khi thời kì kết thúc của đế chế Gupta (320 – 650 CE)

A.L. Basham cho rằng sau khi đế chế Gupta kết thúc, sự phân hóa và cải cách tôn giáo (Ấn Độ giáo) tập trung vào thờ cúng thần Shiva và Vishnu trở nên phổ biến hơn trong khi Phật giáo lại tập trung cuộc sống ở các tu viện, làm cho người theo đạo Phật trở nên cách biệt với cuộc sống cộng đồng, khiến họ rời bỏ và theo các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo.

Sự cạnh tranh với các tôn giáo khác

Một hình thức tôn giáo mới bắt nguồn từ Ấn Độ giáo gọi là Kỳ-na giáo phát triển mạnh làm giảm sự hỗ trợ tài chính cho các tu viện Phật giáo từ người dân cho đến Hoàng gia.

XEM THÊM:  Tại sao trung quốc lại đàn áp pháp luân công

Theo Hazra, sự phát triển mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn đi với sự ảnh hưởng và liên kết chặt chẽ của họ trong đời sống chính trị và Hoàng gia cũng là một phần làm nên sự suy yếu nền Phật giáo. Người của đạo Bà-la-môn tham gia vào chính quyền, họ có ý tưởng rõ ràng về xã hội, luật và nghệ thuật quản lý nhà nước, rất thực dụng hơn Phật giáo. Đối với các lễ nghi, Phật giáo từ chối sử dụng các bùa chú, thuật chiêm tinh, tiên đoán, … và để cho người Bà-la-môn tổ chức hầu hết các nghi lễ ở Ấn Độ, dẫn đến nhiều thách thức cho Phật giáo hơn khi ngày càng ít được người dân và Hoàng gia chú trọng đến.

Xem thêm:

Sự tấn công và chiếm đóng của người đạo Hồi (thế kỷ 10 – thế kỷ 12)

Từ năm 986 CE, người đạo Hồi từ Afghanistan tấn công và chiếm đóng miền Tây Bắc Ấn Độ, bởi vì người đạo Hồi không thích sự thờ cúng, dẫn đến hàng trăm các tu viện và đền thờ Phật giáo bị phá hủy, tài liệu Phật giáo bị đốt cháy bởi quân đội Hồi giáo, thầy tu và ni cô bị giết hại kéo dài suốt thế kỷ 12 đến thế kỷ 13, các thầy tu bỏ trốn sang Nepal, Tây Tạng và miền Nam Ấn Độ để tránh sự truy quét trong cuộc chiến tranh. Phật giáo gần như hoàn toàn sụp đổ vào năm 1200.

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao ấn độ không theo đạo phật đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button