Blogs

Quyền Chiếm Hữu Là Gì ? Quy Định Về Nội Dung Quyền Chiếm Hữu

Bạn đang quan tâm đến Quyền Chiếm Hữu Là Gì ? Quy Định Về Nội Dung Quyền Chiếm Hữu phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Quyền Chiếm Hữu Là Gì ? Quy Định Về Nội Dung Quyền Chiếm Hữu tại đây.

Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể pháp luật được nắm giữ, quản lí tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lí theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lí của quyền sở hữu.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu là những quyền năng dân sự đối với tài sản. Điều 164 BLDS đã xác nhận:

“Quyển sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật…”

Đây là những quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu, hay còn gọi là quyền dân sự chủ quan. Ba quyền năng ttên hợp thành nội dung của quyền sở hữu.

Đang xem: Quyền chiếm hữu là gì

Phân tích nội dung quyền chiếm hữu:

Theo xác nhận tại Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình, nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bàng các hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, hay còn gọi là quyền chiếm hữu thực tế. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự thì chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền kiểm soát đối với tài sản, người thực tế nắm giữ vật thay mặt chủ sở hữu chiếm hữu tài sản (chủ sở hữu gián tiếp), hay nói cách khác là người thực tế chiếm hữu vật thồng qua giao dịch có quyền chiếm hữu theo nội dung giao dịch đã xác lập (khoản 1 Điều 188).

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho v.v. hoặc theo các căn cứ được quy định từ Điều 242 đến Điều 244 Bộ luật dân sự năm 2015.

XEM THÊM:  Chuyên Chính Vô Sản Là Gì - Nghĩa Của Từ Vô Sản Trong Tiếng Việt

Trong đòi sống thường ngày xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Điều 179 BLDS năm 2015 đã quy định chiếm hữu không chỉ được hiểu là một quyền năng thuộc quyền sở hữu mà là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Do đó, căn cứ vào chủ thể chiếm hữu có thể phân thành hai loại là chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ một số trường hợp được pháp luật quy định như đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm, tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên…

Căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu đối với việc chiếm hữu tài sản thì chiếm hữu có thể phân thành chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đổi với tài sản đang chiếm hữu”.

Căn cứ này có thể xuất phát từ thực tế chủ thể chiếm hữu đồng thời cũng chính là chủ sở hữu của tài sản; hoặc quyền chiếm hữu được xác lập trên cơ sở được chủ sở hữu uỷ quyền quản lí tài sản (Điều 187 BLDS); được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (Điều 188 BLDS). Ngoài ra, trong một số trường họp theo quy định của pháp luật, chiếm hữu của chủ thể không phải chủ sở hữu cũng được xác định là ngay tình.

Ví dụ như trường hợp chiếm hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên, gia súc bị thất lạc, gia cầm bị thất lac… và chủ thể nhặt được tài sản, bắt được gia súc, gia cầm… đã thực hiện đầy đủ các thủ tục thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật. Điều 181 BLDS quy định:

XEM THÊM:  Top 3 Kem Chống Nắng Loreal Có Tốt Không ? Mua Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?

“Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyển đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Quảng Cáo Khi Vào Wifi Làm Wifi Marketing, 7 Bước Tạo Quảng Cáo Wifi Marketing Đơn Giản Nhất

Như vậy, trước hết chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu không dựa ttên bất kì căn cứ hợp pháp nào được pháp luật ghi nhận. Nhận thức của chủ thể chiếm hữu tài sản trong trường hợp này là biết rõ về việc chiếm hữu không có căn cứ hợp pháp của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm hữu; hoặc tuy về chủ quan họ không biết về việc này nhưng theo yêu cầu của pháp luật, bất kì chủ thể nào trong trường hợp có hành vi chiếm hữu tài sản tương ứng đều phải biết. Ví dụ: một người biết rõ tài sản có được do trộm cắp nhưng vẫn mua từ người bán do muốn mua với giá rẻ; một người mua xe máy đã qua sử dụng cần phải thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu nhưng đã không thực hiện nên đã mua phải xe máy từ người đã chiếm đoạt ttái phép tấi sản thì tuy nhận thức của họ là hoàn toàn không biết nhưng việc chiếm hữu của họ vẫn được xác định là không ngay tình.

Ngoài ra, việc chiếm hữu còn được xác định theo tình trạng chiếm hữu liên tục (Điều 182) và chiếm hữu công khai (Điều 183). Theo đó, chiếm hữu liên tục được hiểu là:

“việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyển đổi với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu ”.

Chiếm hữu công khai là:

“việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm, tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tỉnh năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình”.

Những tình trạng chiếm hữu này là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 BLDS, cũng như là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho chủ thể chiếm hữu tài sản.

Điều 184 quy đỉnh về suy đoán tình trạng và quyền của người chiếm hữu như sau:

“1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. 2. Trường hợp có tranh chấp về qưyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền ”.

Trong những điều kiện nhất định, nếu việc chiếm hữu là liên tục (Điều 190), công khai (Điều 191) và trong khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thòi điểm bắt đầu chiếm hữu.

Xem thêm: Vòng Tay Lông Đuôi Voi Bọc Vàng 18K, Vòng Tay Lông Voi

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về quyền chiếm hữu cũng như các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Vậy là đến đây bài viết về Quyền Chiếm Hữu Là Gì ? Quy Định Về Nội Dung Quyền Chiếm Hữu đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button