Blogs

Đoạn Điệp Khúc Là Gì – Tìm Hiểu Cấu Trúc Một Bài Hát

Bạn đang quan tâm đến Đoạn Điệp Khúc Là Gì – Tìm Hiểu Cấu Trúc Một Bài Hát phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Đoạn Điệp Khúc Là Gì – Tìm Hiểu Cấu Trúc Một Bài Hát tại đây.

Có vài dòng ghi trên bản nhạc gốc của “Tám Điệp Khúc”: “Bài hát của chàng dành ru khi nàng buồn ngủ” (1965)

*

Sheet Tám điệp khúc – Anh Việt Thu” width=”1600″ height=”1003″ srcset=”https://vccidata.com.vn/diep-khuc-la-gi/imager_1_45922_700.jpg 1600w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/tamdiepkhuc3-300×188.jpg 300w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/tamdiepkhuc3-768×481.jpg 768w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/tamdiepkhuc3-1024×642.jpg 1024w” sizes=”(max-width: 1600px) 100vw, 1600px” />

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Bút danh Anh Việt Thu có nghĩa là “Anh của Việt Thu” vì em trai của ông có tên là Việt Thu.

Đang xem: điệp khúc là gì

Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như “Giòng An Giang”, “Đẹp Bạc Liêu” .. Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.

*

Nhạc sĩ Anh Việt Thu | Tám điệp khúc – Anh Việt Thu” width=”300″ height=”300″ srcset=”https://vccidata.com.vn/diep-khuc-la-gi/imager_2_45922_700.jpg 300w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/anhvietthu-150×150.jpg 150w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/anhvietthu-165×165.jpg 165w, https://vccidata.com.vn/wp-content/uploads/2018/03/anhvietthu.jpg 452w” sizes=”(max-width: 300px) 100vw, 300px” /> Nhạc sĩ Anh Việt Thu

Bạn bè nhận xét rằng Anh Việt Thu là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ. Lúc ông dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên vẫn thường túng thiếu, có lúc đã phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà.

Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Ất Mão) tại Y viện Quảng Đông, Sài Gòn do bệnh hoại thận. Ông được đưa về quê án táng tại nơi mà ngày nay thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ..

Tám điệp khúc .. là gì?

XEM THÊM:  Các Loại Thẻ Tín Dụng Của Citibank, Chọn Thẻ Tín Dụng Citi Phù Hợp

Khi nghe nhan đề “Tám Điệp Khúc” (của Anh Việt Thu), ai cũng phải có chút thắc mắc. Người có óc quan sát hoặc chỉ thuần túy tò mò sẽ đếm xem coi có phải là đúng có tám điệp khúc trong bài không. Nhưng trước khi đếm, ta phải hiểu điệp khúc nghĩa là gì.

Đa số các bài hát thường có cấu trúc tương tự. Giống như một bài luận văn có nhập đề, thân bài, và kết luận, một bài hát cũng có những phần có nhiệm vụ khác nhau. Những phần của một bài hát gồm có: dạo đầu (introduction), phiên khúc (PK) hay đoạn thường (verse), điệp khúc (ĐK) / tiểu điệp khúc (TĐK) (chorus/ refrain), đoạn nối (bridge), đoạn kết hoặc dạo cuối (conclusion or outro).

+ Phần dạo đầu thường là nhạc và không có lời. Mục đích là chuẩn bị tinh thần cho người nghe.

+ Phiên khúc (PK) hay đoạn thường – cho biết chi tiết của câu chuyện, sự kiện, hoặc hình ảnh mà nhạc sĩ muốn diến tả. Các bài hát Việt Nam thường có ít nhất là hai phiên khúc có cùng cấu trúc nhạc điệu nhưng khác lời.

+ Điệp khúc (ĐK) là phần được lập lại y hệt cả nhạc lẫn lời, và là phần chính của bài hát, chứa đựng ý tưởng chính yếu. Cường độ âm nhạc và cảm xúc thường mạnh hơn phiên khúc.

+ Tiểu điệp khúc (TĐK) là một hay hai câu trong một phiên khúc, thường nằm ở cuối hoặc ở giữa phiên khúc, và được lập lại để tạo một tác dụng nào đó (tóm tắt, nhấn mạnh, vần điệu) cho phiên khúc đó. Tiểu điệp khúc không mang ý chính của toàn thể bài hát như điệp khúc, và thường chỉ có tác dụng trên phiên khúc đó mà thôi.

XEM THÊM:  Lợi Ích Bất Ngờ Khi Uống Cà Phê Buổi Sáng Khi Đọc Bài Này, Uống Cà Phê Vào Buổi Sáng: Lợi Hay Hại

+ Phần nối là phần chuyển tiếp, có nhạc và lời khác với đoạn thường, và thường dùng để giảm bớt sự lập đi lập lại của các đoạn.

Xem thêm: Làm Dây Da Đồng Hồ – Địa Chỉ Handmade Đẹp

+ Phần kết là phần kết thúc bài hát, thường là tắt dần (fade-out) hoặc nhạc cụ (instrumental tag).

Một bài hát không nhất thiết là phải có đầy đủ các phần trên, có thể thêm các phần khác như tiền điệp khúc (pre-chorus), hoặc không có phần nối. Có những bài bắt đầu bằng điệp khúc hoặc không có điệp khúc. Đa số nhạc Việt Nam có cấu trúc: Phiên Khúc + Điệp Khúc. Ngoài ra, không phải ca sĩ nào cũng đi theo tuyệt đối cấu trúc mà nhạc sĩ viết, và nhiều khi lập lại một phiên khúc như thể đó là điệp khúc để tạo thêm cảm xúc hoặc các tác dụng khác trên người nghe.

*

Trở về với “Tám Điệp Khúc”, ta hãy xác định phần nào là điệp khúc. Một ĐK có thể là ĐK và TĐK. Trong hình bên dưới, những câu hay đoạn thuộc về ĐK hay TĐK được tô cùng màu.

Ta nhận ra ngay điệp khúc của bài hát là Đoạn 3, 6, và 9 (màu xám). ĐK gồm có năm câu. Ngoài ĐK, còn có bảy TĐK. Tổng cộng ĐK và TĐK là tám; do đó bài hát có tên “Tám Điệp Khúc.” Mỗi TĐK chỉ có một câu. Bảy TĐK còn lại là:

** TĐK 1 (màu vàng): Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu. Đây là TĐK chính vì nó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cả bài hát, chính xác là sáu lần.

XEM THÊM:  Sự Thật Không Ngờ Về Son Xăm Có Tốt Không, 7 Lý Do Tại Sao Mọi Quý Cô Không Nên Dùng Son Xăm

** Sáu TĐK kế tiếp là TĐK phụ. Mỗi TĐK phụ được lập lại một lần, nó nằm trong hai PK. Các TĐK phụ này gồm có:

_ TĐK về tình trai gái:

+ TĐK 2 (màu cam), trong Đoạn 1 và 2: Đưa tiễn anh đi vào đời.

+ TĐK 3 (màu tím), trong Đoạn 1 và 4: Dìu anh trong tiếng thở/ Dìu anh trong giấc ngủ.

+ TĐK 4 (màu đỏ), trong Đoạn 7 và 8: Ôi sóng thiêng em về Trời/ Ôi núi thiêng em về nguồn.

_ TĐK về tình quê hương:

+ TĐK 5 (màu xanh lá cây), trong Đoạn 1 và 2: Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

+ TĐK 6 (màu hồng), trong Đoạn 4 và 5: Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

+ TĐK 7 (màu xanh da trời nhạt), trong Đoạn 7 và 8: Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

Xem thêm: Phái Nam Nên Mua Đồng Hồ Dây Da Hay Dây Kim Loại? Loại Nào Tốt Hơn?

Để ý là trong TĐK 3 (Dìu anh trong tiếng thở/ Dìu anh trong giấc ngủ) và TĐK 4 (Ôi sóng thiêng em về Trời/ Ôi núi thiêng em về nguồn), hai cặp câu không hoàn toàn giống hệt nhau. Thực ra, TĐK không đòi hỏi là câu lập lại phải giống y hệt nhau, nhưng phải có phần lớn giống nhau (về hình thức lẫn nội dung). Ngoài ra, hai câu “Trùng dương vang tiếng gọi” và “Rừng thiêng vang tiếng gọi” trong Đoạn 7 và 8 cũng có thể coi là phần của TĐK 4, nhưng hai câu này dính líu nhiều với câu ngay trước nên có lẽ tốt hơn là được coi là phiên khúc thay vì TĐK ..

Nguồn tư liệu: + https://danlambaovn.blogspot.com/ (Tám điệp khúc) + https://vi.wikipedia.org/ (Anh Việt Thu -Wikipedia)

Vậy là đến đây bài viết về Đoạn Điệp Khúc Là Gì – Tìm Hiểu Cấu Trúc Một Bài Hát đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button