Ăn Gừng Sống Có Tốt Không – Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Việc Ăn Gừng Sống
Bạn đang quan tâm đến Ăn Gừng Sống Có Tốt Không – Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Việc Ăn Gừng Sống phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
XEM VIDEO Ăn Gừng Sống Có Tốt Không – Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Việc Ăn Gừng Sống tại đây.
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn. Không những vậy, nó đã nổi tiếng từ hàng ngàn năm trước với công dụng như một vị thuốc quý trong y học.
Đang xem: ăn gừng sống có tốt không
Hầu hết các lợi ích có được từ củ gừng là do sự hiện diện của một thành phần tạo nên vị cay đặc trưng của loại củ này được gọi là gingerol.
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong củ gừng:
Các khoáng chất thiết yếu: natri, sắt, kali, magiê, phốt pho và kẽmCác vitamin thiết yếu: Vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9)Chất chống viêm và chống oxy hóa: axit pantothenic , beta-carotene, capsaicin , curcumin, axit caffeic và salicylate trong đó.Các hợp chất khác: shogaol, zerumbone, terpenoids, flavonoid, paradol và zingerone trong gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là 7 lợi ích tuyệt vời của củ gừng với sức khỏe:
Mục lục
1. Chữa rối loạn tiêu hóa
Hợp chất Phenolic trong củ gừng được chứng minh rằng có khả năng làm giảm những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như là đầy hơi, chướng bụng, táo bón.
Khi gừng vào trong dạ dày nó sẽ kích thích dạ dày sản xuất dịch vị giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, trung tiện tốt.
Đồng thời, củ gừng cũng có lợi đối với enzyme trypsin và lipase trong tuyến tụy, giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru.
Vì thế nếu sau khi ăn mà bị chướng, bụng khó tiêu, thì bạn có thể nhấp vài ngụm trà gừng ấm để giải tỏa cảm giác khó chịu của mình.
2. Giảm đau bụng kinh
Một nghiên cứu cho thấy, gừng có hiệu quả tương tự như ibuprofen (thuốc giảm đau không cần kê đơn) trong việc giảm đau liên quan đến chứng đau bụng kinh ở phụ nữ.
Vào những ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ thường hay bị cơn đau bụng kinh và đau lưng hành hạ khiến cơ thể mệt mỏi. Thế nên nếu muốn thoát khỏi tình trạng này thì chỉ cần nhấp một vài ngụm trà gừng ấm thì tình trạng sẽ được cải thiện.
3. Giảm buồn nôn
Nếu bạn đã từng bị buồn nôn do say tàu xe hoặc vì bất cứ lí do nào, thì chắc bạn sẽ hiểu cảm giác ấy thật sự rất khó chịu. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể dẹp bỏ nỗi ám ảnh này chỉ bằng cách ăn một vài lát gừng tươi, hoặc đặt một miếng gừng nhỏ trong khẩu trang khi đang đi xe.
4. Chữa cảm lạnh
Ăn gừng khiến cho cơ thể sinh nhiệt từ bên trong và tăng cường bài tiết mồ hôi. Gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có tác dụng cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức. Vì thế, nhai một vài lát gừng nướng là một mẹo đơn giản để chữa cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, gừng có thể làm mở rộng phổi, tiêu đờm vì nó có khả năng phân hủy và loại bỏ chất nhầy tự nhiên.
Bài thuốc chữa cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt: 7 củ hành + 7 lát gừng tươi, đem sắc nước và uống khi còn nóng, nên đắp chăn cho ra mồ hôi.Bài thuốc trị ho, khó thở: 1 thìa rượu trắng, 1 thìa trà tàu, 2 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong và 7 lát gừng, đem sắc nước và uống khi còn nóng.
5. Hạ huyết áp
Tăng huyết áp là một triệu chứng phổ biến ở những người bị béo phì do ăn uống thiếu lành mạnh. Chỉ số huyết áp tăng cao mà không được điều trị có thể làm cho các mạch máu bị tổn thương đồng thời ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như là tim, não, thận và mắt.
Thông thường để giảm huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, bác sĩ sẽ kê cho họ một đơn thuốc cụ thể. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm huyết áp một cách tự nhiên mà không cần dùng tới thuốc.
Gừng rất giàu kali (100g gừng tươi có chứa 415mg kali) – một khoáng chất được chứng minh rằng có thể giúp giảm huyết áp.
Gừng hoạt động tương tự như một loại thuốc giãn mạch máu để làm giảm áp lực trong mạch máu giúp cho chỉ số huyết áp hạ xuống. Điều này rất hữu ích để giúp tăng cường lưu thông máu và làm giảm huyết áp chung trên toàn cơ thể.
Xem thêm: đồng hồ inox
6. Giảm viêm
Viêm xảy ra tự nhiên ngay cả ở những người khỏe mạnh. Đó là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bị thương hoặc bệnh tật. Tuy nhiên, khi viêm quá mức hoặc mãn tính, nó có thể rất nguy hiểm. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh phổ biến như bệnh tim, rối loạn tự miễn và ung thư.
Shogaol và Paradol trong củ gừng chịu trách nhiệm cho khả năng chống viêm. Chúng có thể ức chế việc sản xuất các cytokine gây viêm trong cơ thể. Các cytokine tiền viêm chịu trách nhiệm cho sự điều hòa của các phản ứng viêm, có nghĩa là những phản ứng này xảy ra thường xuyên hơn trong cơ thể.
Gừng chứa gingerol, một thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, phát hiện ra rằng việc ăn gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.
Bài thuốc từ củ gừng giúp giảm viêm sưng do chấn thương: Dùng gừng tươi ngâm với rượu trắng khoảng 1 tháng, nếu khi nào trên cơ thể có vết bầm tím do chấn thương, thì có thể lấy một ít rượu gừng đắp lên và xoa bóp.
7. Đặc tính kháng khuẩn
Gừng là một chất kháng khuẩn hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, củ gừng có tiềm năng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh do vi khuẩn Bacillus và E. coli gây ra.
Lợi ích kháng khuẩn không dừng lại ở đó. Đối với sức khỏe răng miệng, gừng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của loại vi khuẩn (Porphyromonas gingivalis, Bacteroides forsythus, Acinobacillus actinomycetemcomitans) gây ra bệnh viêm nha chu.
8. Phòng ngừa nguy cơ tiểu đường
Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, mà phổ biến nhất là tiểu đường loại 2. Điều chỉnh lượng đường trong máu giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung gừng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói cũng như nồng độ A1c trong máu .
Nếu chỉ số A1c dưới 5,7%, thì bạn đang duy trì mức đường huyết bình thường. Vì gừng làm giảm lượng đường trong máu và A1c, nên có thể nói rằng gừng giúp điều chỉnh hệ thống cơ thể để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
9. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Như đã nêu trước đó, gừng rất hữu ích trong việc giảm huyết áp, nhưng nó cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể là, các thành phần trong củ gừng có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, đặc biệt là giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL).
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ , cholesterol LDL của người được gọi là cholesterol “xấu” vì nó là căn nguyên hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch. Các mảng xơ vừa này tích tụ càng nhiều thì dòng chảy của máu càng khó lưu thông, khi đó nó làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Gừng bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách hạ thấp các LDL cholesterol và tăng nồng độ cholesterol HDL. Nó cũng làm giảm nguy cơ đông máu, điều chỉnh tăng huyết áp và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
10. Ngăn ngừa và chống lại ung thư
Gừng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết…). Là bởi vì, thành phần gingerol củ gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây biến đổi DNA, góp phần ức chế tăng sinh tế bào ung thư.
Một báo cáo của Tiến sĩ Suzanna Zick, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng gingerol có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong buồng trứng, mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh chúng.
Gingerol cũng được biết là thành phần bảo vệ để ngăn ngừa bệnh ung thư da
Zerumbone trong gừng, có liên quan tích cực đến việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy vì nó có chức năng như một loại thuốc chống angiogen và chống ung thư.
11. Hỗ trợ giảm cân
Gừng có thể hạn chế sự thèm ăn, vì thế nó sẽ giúp ích cho những ai đang muốn giảm cân. Đồng thời, ăn gừng tạo ra nhiều nhiệt lượng và kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể giúp cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, tránh tích lũy dưới dạng mỡ thừa.
Bạn có thể uống trà gừng vào buổi sáng kết hợp với thực đơn ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ xanh và chế độ tập luyện phù hợp để giảm cân.
Xem thêm: Đeo Vòng Phong Thủy Tay Nào, Đeo Vòng Phong Thủy Bao Nhiêu Hạt
Một số điều cần lưu ý khi dùng gừng
Người có cơ địa nóng, hay đổ mồ hôi thì không nên ăn gừngNgười bị cảm nắng, sốt cao mà không rét thì không nên dùng gừngKhông dùng chung gừng với các loại thuốc giảm đau (Aspirin, Coumarin) cùng lúc, phải cách ít nhất là 4hNhững người trước và sau phẫu thuật tuyệt đối kiêng ăn gừngNhững người bị ho ra máu, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu cam cũng không nên dùng gừng.Phụ nữ mang thai có thể sử dụng gừng để giảm ốm nghén nhưng không nên dùng quá nhiều
Mặc dù gừng không phải là thuốc chữa khỏi tất cả các bệnh mãn tính, nhưng sử dụng nó thường xuyên có thể giúp ích cho sức khỏe nói chung.
Vậy là đến đây bài viết về Ăn Gừng Sống Có Tốt Không – Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Việc Ăn Gừng Sống đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN
Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!