Hỏi đáp

Tại sao phải kháng chiến toàn dân toàn diện

Bạn đang quan tâm đến Tại sao phải kháng chiến toàn dân toàn diện phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Tại sao phải kháng chiến toàn dân toàn diện tại đây.

*

Toàn dân kháng chiến là tất cả mọi người dân Việt Nam đều tham gia đánh giặc, trong đó lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Cách đánh giặc trong chiến tranh nhân dân là thế “thiên la địa võng” đối với quân thù; đánh địch ở phía trước, ở phía sau, ngay trong lòng địch, chiến trường không phân chiến tuyến. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, tạo ra thế cài răng lược, chiến tranh lộn ẩu, chiến tranh bao vây, chiến tranh không mặt trận, chiến tranh tiêu thổ. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trongLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(tháng 12-1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, đây chính là một định hướng chiến lược, một cẩm nang hoạt động đối với toàn dân ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bạn đang xem:

Toàn diện kháng chiến: là kháng chiến cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm huy động mọi tiềm lực vật chất, tinh thần của đất nước, liên hiệp với mọi lực lượng cách mạng tiến bộ và hòa bình trên thế giới, kết hợp mọi hình thức đấu tranh để đánh bại kẻ thù.
Tính đúng đắn, sáng tạo của Toàn dân, toàn diện kháng chiến được Đảng ta xây dựng trên cơ sở, điều kiện của một nước đất không rộng, người không đông, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở công nghiệp rất nhỏ yếu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châmtoàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, nhân dân ta đã kế thừa truyền thống oanh liệt của ông cha ta để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đánh thắng đội quân nhà nghề của đế quốc luôn hơn ta về sức mạnh quân sự và các lĩnh vực khác, Đảng đã huy động lực lượng rộng rãi và mạnh mẽ của cả nước, của toàn dân, đánh địch về các mặt quân sự, chính trị, binh vận, ngoại giao và đã từng bước giành thắng lợi.
Sở dĩ, Đảng động viên được sức mạnh của toàn dân vì nhân dân các dân tộc đã được Đảng giáo dục, giác ngộ về mục đích chính trị của cuộc kháng chiến, đó là mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là mục tiêudo nhân dânvì nhân dân. Đó là cơ sở để giác ngộ nhân dân sâu sắc về nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ kháng chiến và cũng là cơ sở để huy động sức mạnh chính trị, tinh thần và vật chất của toàn dân vào cuộc kháng chiến.
Bên cạnh phương châm toàn dân, toàn diện kháng chiến, trường kỳ và tự lực cánh sinh cũng là những yếu tố độc đáo, sáng tạo của Đảng ta trong xây dựng đường lối kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn trị lửa phải dùng nước, địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Đồng thời, Đảng ta xác định tiến hành kháng chiến chủ yếu dựa vào sức mình là chính: đó chính là dựa vào sức mạnh tổng hợp của đất nước, của dân tộc; mặt khác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế khi có điều kiện.
Như vậy, với phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ khi cuộc kháng chiến vừa bùng nổ đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt quân dân ta vượt qua mọi khó khăn, liên tiếp giành thắng lợi và đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng.
2. Sự vận dụng của Đảng về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đất nước ta không còn chiến tranh nhưng phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện vẫn luôn có giá trị và ý nghĩa sâu sắc; đặc biệt Đảng ta đã kế thừa, vận dụng yếu tố toàn dân, toàn diện trong tiến trình đổi mới đất nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế.
2.1. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc
Sau mười năm đổi mới đất nước, tại Đại hội VIII (1996), Đảng ta nhận định: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nếu như thời kỳ trước đổi mới, CNH được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước thì sang thời kỳ đổi mới CNH, HĐH được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường, gắn với phát triển KTTT không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
Điều này đã được khẳng định tại Đại hội IX (2001) của Đảng: “Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Động lực chủ yếu phát triển đất nước ta là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội XII (2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Như vậy, kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc về phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; ngày nay, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo về việc khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Xem thêm:


2.2. Phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
Việc xác định mục tiêu này chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo yếu tố toàn dân, toàn diện của Đảng ta trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới hiện nay. Đảng xác định mục đích phát triển kinh tế là vì con người, nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.
Để đạt được mục đích của sự phát triển, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền đất nước nhằm phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, yếu tố toàn dân, toàn diện còn được thể hiện rõ trong chủ trương của Đảng về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
Như vậy, nếu toàn dân, toàn diện trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm mục tiêu cuối cùng là phương châm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước thì ngày nay, việc huy động tiềm năng, thế mạnh trong các thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chính là sự vận dụng, kế thừa và phát triển sáng tạo phương châm toàn dân, toàn diện của Đảng ta nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển và thực hiện cho được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hiện nay, nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, việc kế thừa và vận dụng yếu tố toàn dân, toàn diện trong đường lối kháng chiến trước đây vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng hiện nay ở nước ta có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngày nay, những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn còn nguyên giá trị và trường tồn cùng sự phát triển của dân tộc, đó là:
– Quán triệt bài học lấy dân làm gốc trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách về kinh tế – xã hội và các lĩnh vực khác.
– Phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương khơi dậy và phát huy sức mạnh dân tộc, đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của con người lên hàng đầu; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng để xây dựng và phát triển đất nước; không bỏ lỡ thời cơ, vận hội; phát huy tự lực, tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ, vượt qua mọi trở ngại, thách thức do chính xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đem lại để thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được Đảng ta xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông ta từ ngàn xưa. Đồng thời, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để hoàn thiện đường lối kháng chiến phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Việc xác định đường lối đúng đắn của Đảng đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta trong kháng chiến chống chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Ngày nay, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo phương châm kháng chiến phù hợp với những biến đổi của tình hình mới để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Xem thêm:

*

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.4. Vũ Như Khôi (2005), 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (3.2.1930 – 3.2.2005), Nxb Công an nhân dân.5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!

XEM THÊM:  Tại sao âm thanh máy tính nhỏ

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao phải kháng chiến toàn dân toàn diện đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button